Gia đình là thiết chế xã hội, trong đó những người có quan hệ ruột thịt (hoặc đặc biệt cùng chung sống). Gia đình là phạm trù biến đổi mang tính lịch sử và phản ánh văn hóa của dân tộc và thời đại. Gia đình là trường học đầu tiên có mối quan hệ biện chứng với tổng thể xã hội... Vậy Gia đình truyền thống là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Gia đình truyền thống là gì? Các chức năng cơ bản của gia đình truyền thống
Gia đình truyền thống là gì? Các chức năng cơ bản của gia đình truyền thống
1. Gia đình truyền thống là gì?
Gia đình truyền thống Việt Nam là sản phẩm của nền văn minh lúa nước và tồn tại ở địa bàn nông thôn.
Gia đình truyền thống có đặc điểm trước hết là đại gia đình mà các thành viên liên kết với nhau bằng chuỗi quan hệ huyết thống. Trong gia đình này có thể cùng chung sống từ 3 thế hệ trở lên: ông bà – cha mẹ – con cái mà người ta quen gọi là “tam, tứ, ngũ đại đồng đường”. Một số đặc điểm khác như phụ mẫu (con mang họ cha, chồng/ cha là trụ cột trong gia đình), cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, theo tôn ti trật tự, gia đạo, lễ nghĩa…
2. Các chức năng cơ bản của gia đình truyền thống
Chức năng kinh tế:
Đây là chức năng cơ bản quan trọng của gia đình nhằm tạo ra của cải, vật chất, là chức năng đảm bảo sự sống còn của gia đình, đảm bảo cho gia đình được ấm no, giàu có làm cho dân giàu, nước mạnh như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “dân có giàu thì nước mới mạnh “. Chức năng này bao quát về nhu cầu ăn, ở, tiện nghi, là sự hợp tác kinh tế giữa các thành viên trong gia đình nhằm thỏa mãn nhu cầu của đời sống.
Để có kinh tế của mỗi gia đình ngày càng được cải thiện và nâng cao, ngoài những thành viên đang còn ở độ tuổi trẻ em thì những thành viên đang ở độ tuổi lao động cần có một công việc, một mức thu nhập ổn định. Ngoài ra còn cần có nguồn thu nhập thêm để có thêm nguồn thu chi trả cho những chi phí lặt vặt hàng ngày.
Chức năng tái sinh sản, duy trì nòi giống:
Chức năng này góp phần cung cấp sức lao động – nguồn nhân cho xã hội. Chức năng này sẽ góp phần thay thế những lớp người lao động cũ đã đến tuổi nghỉ hưu, đã hết khả năng lao động linh hoạt, năng động, sáng tạo. Việc thực hiện chức năng này vừa đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội vừa đáp ứng được nhu cầu về tâm sinh lí, tình cảm của chính bản thân con người. Ở mỗi quốc gia khác nhau thì việc thực hiện chức năng này là khác nhau.
Chức năng giáo dục:
Đây là chức năng hết sức quan trọng của gia đình, quyết định đến nhân cách của con người, dạy dỗ nên những người con hiếu thảo, trở thành người công dân có ích cho xã hội bởi gia đình là trường học đầu tiên và ở đó cha mẹ là những người thầy đầu tiên trong cuộc đời mỗi con người:” Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.. ”
3. Giá trị gia đình là gì?
Bạn có thể đã nghe nói về các giá trị gia đình, nhưng cụm từ đó có nghĩa là gì? Giá trị gia đình đề cập đến tập hợp các nguyên tắc mà một gia đình hoạt động theo. Không ai được sinh ra biết giá trị gia đình của họ là gì. Các giá trị được gia đình truyền đạt dựa trên cách họ hành động với từng thành viên và những người khác bên ngoài gia đình.
Trẻ học các giá trị quan trọng đối với gia đình bằng cách quan sát hành động của cha mẹ và anh chị em khác. Ví dụ, một đứa trẻ muốn có một buổi vui chơi vào sáng Chủ nhật, nhưng được bảo rằng nó không thể vì gia đình đi lễ nhà thờ vào mỗi sáng Chủ nhật. Đứa trẻ biết rằng các buổi lễ nhà thờ là một phần quan trọng của cuộc sống cho gia đình của mình và nó sẽ không bỏ lỡ chúng. Nó bắt đầu hiểu rằng không thể thực hiện các kế hoạch khác vào buổi sáng Chủ nhật.
Giá trị gia đình rất quan trọng đối với cấu trúc và hạnh phúc của gia đình. Nếu một đứa trẻ biết rằng mình có một số công việc phải làm mỗi ngày, nó dạy cho đứa trẻ trách nhiệm. Nó cũng giúp cho đứa trẻ thấy cách đứa trẻ đóng góp cụ thể cho gia đình. Công việc của nó là nhà buổi sáng hoặc sau bữa tối và bằng cách thực hiện nhiệm vụ này, nó đang giúp giữ gìn nhà sạch sẽ. Tất cả chúng ta đều thích có một ngôi nhà sạch sẽ không có vụn thức ăn và bụi bẩn trên sàn nhà. Đứa trẻ đang làm phần việc của mình để làm cho mọi người trong nhà hạnh phúc. Đứa trẻ hiểu lý do tại sao làm việc vặt đặc biệt đó và nó muốn làm phần của mình.
10 giá trị gia đình quan trọng nhất
- Kính trọng người già
- Làm việc chăm chỉ
- Tôn trọng lẫn nhau
- Có lòng trắc ẩn
- Dùng bữa cùng nhau
- Có trách nhiệm
- Sáng tạo
- Lòng tốt
- Hài hước
- Tình nguyện
4. Các loại hình gia đình
Có nhiều cơ sở để phân loại gia đình thành các loại khác nhau.
Xét về qui mô, gia đình có thể phân loại thành:
Gia đình hai thế hệ (hay gia đình hạt nhân): là gia đình bao gồm cha mẹ và con.
Gia đình ba thế hệ (hay gia đình truyền thống): là gia đình bao gồm ông bà, cha mẹ và con còn được gọi là tam đại đồng đường.
Gia đình bốn thế hệ trở lên: là gia đình nhiều hơn ba thế hệ. Gia đình bốn thế hệ còn gọi là tứ đại đồng đường.
Dưới khía cạnh xã hội học và về quy mô các thế hệ trong gia đình, cũng có thể phân chia gia đình thành hai loại:
Gia đình lớn (gia đình ba thế hệ hoặc gia đình mở rộng) thường được coi là gia đình truyền thống liên quan tới dạng gia đình trong quá khứ. Đó là một nhóm người ruột thịt của một vài thế hệ sống chung với nhau dưới một mái nhà, thường từ ba thệ hệ trở lên, tất nhiên trong phạm vi của nó còn có cả những người ruột thịt từ tuyến phụ.
Dạng cổ điển của gia đình lớn là gia đình trưởng lớn, có đặc tính tổ chức chặt chẽ. Nó liên kết ít nhất là vài gia đình nhỏ và những người lẻ loi. Các thành viên trong gia đình được xếp đặt trật tự theo ý muốn của người lãnh đạo gia đình mà thường là người đàn ông cao tuổi nhất trong gia đình. Ngày nay, gia đình lớn thường gồm cặp vợ chồng, con cái của họ và bố mẹ của họ nữa. Trong gia đình này, quyền hành không ở trong tay của người lớn tuổi nhất.
Gia đình nhỏ (gia đình hai thế hệ hoặc gia đình hạt nhân) là nhóm người thể hiện mối quan hệ của chồng và vợ với các con, hay cũng là mối quan hệ của một người vợ hoặc một người chồng với các con. Do vậy, cũng có thể có gia đình nhỏ đầy đủ và gia đình nhỏ không đầy đủ.
Gia đình nhỏ đầy đủ là loại gia đình chứa trong nó đầy đủ các mối quan hệ (chồng, vợ, các con); ngược lại, gia đình nhỏ không đầy đủ là loại gia đình trong nó không đầy đủ các mối quan hệ đó, nghĩa là trong đó chỉ tồn tại quan hệ của chỉ người vợ với người chồng hoặc chỉ của người bố hoặc người mẹ với các con. Gia đình nhỏ là dạng gia đình đặc biệt quan trọng trong đời sống gia đình. Nó là kiểu gia đình của tương lai và ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại và công nghiệp phát triển.
5. Một số câu hỏi thường gặp
Đặc điểm gia đình truyền thống Việt Nam?
Gia đình truyền thống Việt Nam là sản phẩm của nền văn minh lúa nước và tồn tại ở địa bàn nông thôn.
Gia đình truyền thống có đặc điểm trước hết là đại gia đình mà các thành viên liên kết với nhau bằng chuỗi quan hệ huyết thống. Trong gia đình này có thể cùng chung sống từ 3 thế hệ trở lên: ông bà – cha mẹ – con cái mà người ta quen gọi là “tam, tứ, ngũ đại đồng đường”. Một số đặc điểm khác như phụ mẫu (con mang họ cha, chồng/ cha là trụ cột trong gia đình), cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, theo tôn ti trật tự, gia đạo, lễ nghĩa…
Hộ gia đình một người là gì?
Hộ gia đình là tập hợp nhóm người có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. Vậy hộ gia đình một người là gì? Hộ gia đình một người là chỉ có một người độc thân sở hữu nhà ở. Tuy nhiên, thu nhập hộ gia đình chỉ tính với hộ gia đình có hai người trở lên.
Sự khác biệt giữa Gia đình Hạt nhân và Gia đình Mở rộng là gì?
Người ta thấy rằng những gia đình hạt nhân khuyến khích niềm tin kinh doanh thương mại hơn những gia đình lan rộng ra mặc dầu cũng có năng lực trẻ nhỏ trở nên làm mưa làm gió khi cả cha và mẹ đều đi làm, và không ai trong nhà có quyền trấn áp trẻ nhỏ. Không còn hoài nghi gì nữa, những người trong đại gia đình sẽ thuận tiện hơn khi nghĩa vụ và trách nhiệm được san sẻ và việc nuôi dạy con cháu cũng thuận tiện hơn do có phụ nữ chăm nom con cháu khi không có mẹ đi làm. Về quyền tự do mặc những gì người ta muốn và cả trong những yếu tố khác, mặc dầu kinh tế tài chính hay tương quan đến trẻ nhỏ, gia đình hạt nhân vượt xa những gia đình lan rộng ra.
Xem thêm: Phân đoàn là gì? (Cập nhật 2022)
Xem thêm: Tiếp tuyến là gì? (Cập nhật 2022)
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Gia đình truyền thống là gì? Các chức năng cơ bản của gia đình truyền thống. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận