Giá đất ở nông thôn (hay giá đất thổ cư ở nông thôn) đang trở thành đề tài quan tâm của rất nhiều chủ đầu tư, nhất là khi giá đất có sự thay đổi trong giai đoạn 2020 – 2024. Tuy dịch bệnh Covid-19 kéo dài nhưng nhìn chung giá đất ở nông thôn của tất cả các tỉnh thành đều có xu hướng tăng hơn so với giai đoạn trước. Bài viết dưới đây của ACC về Bảng Khung giá đất ở nông thôn mới nhất 2022 hi vọng đem đến nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.
Bảng Khung giá đất ở nông thôn mới nhất 2022
I. Khái niệm khung giá đất
Theo quy định tại Điều 113 Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 96/2019/NĐ-CP Quy định về khung giá đất theo Điều 113 Luật Đất đai 2013 thì:
Khung giá đất là giá đất mà Nhà nước quy định, xác định từ mức tối thiểu đến mức tối đa cho từng loại đất cụ thể. Khung giá đất thường được quy định năm năm một lần. Trong trường hợp giá đất trên thị trường tại thời điểm áp dụng khung giá đất tăng 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm 20% trở lên so với giá tối thiểu trong khung giá đất thì khung giá đất sẽ được điều chỉnh lại. Khung giá đất là cơ sở để UBND cấp tỉnh làm căn cứ để xây dựng và công bố bảng giá đất cho từng địa phương.
II. Đất ở nông thôn là gì?
Đất ở nông thôn không đơn giản chỉ là mảnh đất ở, đất thổ cư tại vùng nông thôn theo quy định của Luật Đất đai mà nó còn bao gồm các khoảng đất được sử dụng để xây dựng các công trình khác phục vụ đời sống như vườn, ao, chuồng trong cùng một thửa. Đất này phải phù hợp với quy định sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Cụ thể, đất ở nông thôn được quy định tại Điều 143 Luật Đất đai năm 2013 như sau:
“Điều 143. Đất ở tại nông thôn
- Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.
- Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.
- Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất trong những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp”.
Đất ở nông thôn là đất có quyền sử dụng lâu dài của cá nhân, hộ gia đình. Vì vậy việc chuyển nhượng, mua bán đất có thể dễ dàng thực hiện giữa người chủ sở hữu và người mua. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng mua bán phải đảm bảo theo quy định của pháp luật và phù hợp với quy định sử dụng, quy hoạch xây dựng của địa phương.
III. Bảng khung giá đất ở nông thôn
PHỤ LỤC VI: KHUNG GIÁ ĐẤT Ở TẠI NÔNG THÔN (Ban hành kèm theo Nghị định 96/2019/NĐ-CP ngày 19/12/2019 của Chính phủ)
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2
Loại xã
Vùng kinh tế |
Xã đồng bằng | Xã trung du | Xã miền núi | ||||
Giá tối thiểu | Giá tối đa | Giá tối thiểu | Giá tối đa | Giá tối thiểu | Giá tối đa | ||
1. Vùng trung du và miền núi phía Bắc | 50,0 | 8.500,0 | 40,0 | 7.000,0 | 25,0 | 9.500,0 | |
2. Vùng đồng bằng sông Hồng | 100,0 | 29.000,0 | 80,0 | 15.000,0 | 70,0 | 9.000,0 | |
3. Vùng Bắc Trung bộ | 35,0 | 12.000,0 | 30,0 | 7.000,0 | 20,0 | 5.000,0 | |
4. Vùng duyên hải Nam Trung bộ | 40,0 | 12.000,0 | 30,0 | 8.000,0 | 25,0 | 6.000,0 | |
5. Vùng Tây Nguyên | 15,0 | 7.500,0 | |||||
6. Vùng Đông Nam bộ | 60,0 | 18.000,0 | 50,0 | 12.000,0 | 40,0 | 9.000,0 | |
7. vủng đồng bằng sông Cửu Long | 40,0 | 15.000,0 |
1. Vùng trung du và miền núi phía Bắc gồm các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.
2. Vùng đồng bằng sông Hồng gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình.
3. Vùng Bắc Trung bộ gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
4. Vùng duyên hải Nam Trung bộ gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
5. Vùng Tây Nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk và Lâm Đồng.
6. Vùng Đông Nam bộ gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Nội dung bài viết:
Bình luận