Nhận hối lộ là một trong số những tội phạm thuộc về tham nhũng theo đó Tham nhũng, nhận hối lộ đã và đang là vấn đề nóng của xã hội. Những năm gần đây; Chính phủ rất quyết liệt trong việc bài trừ tham nhũng, thanh lọc bộ máy Nhà nước. Vậy Ghi âm làm bằng chứng nhận hối lộ sao cho đúng quy định? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết đưới đây!
Ghi âm làm bằng chứng nhận hối lộ sao cho đúng quy định?
1. Chứng cứ và nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự
1.1. Chứng cứ
Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 quy định:
Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Có các loại chứng cứ sau:
(1) Chứng cứ trực tiếp
Chứng cứ trực tiếp là chứng cứ liên quan trực tiếp đến đối tượng chứng minh. Thông qua chứng cứ trực tiếp có thể xác định được những vấn đề cần phải chứng minh được quy định tại Điều 85 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021.
(2) Chứng cứ gián tiếp
Chứng cứ gián tiếp là chứng cứ không liên quan trực tiếp mà chỉ liên quan gián tiếp đến đối tượng chứng minh. Chỉ khi kết hợp với các chứng cứ khác, chứng cứ gián tiếp mới có thể giúp xác định được đối tượng chứng minh.
(3) Chứng cứ buộc tội
Chứng cứ buộc tội là chứng cứ xác định tội phạm được thực hiện, xác định người phạm tội, lỗi của người phạm tội, các tình tiết định khung tăng nặng, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và các tình tiết khác bất lợi cho người phạm tội khi giải quyết vụ án.
(4) Chứng cứ gỡ tội
Chứng cứ gỡ tội là chứng cứ xác định không có hành vi phạm tội, xác định hành vi không cấu thành tội phạm, xác định các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự, các tình tiết định khung giảm nhẹ, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và các tình tiết khác có lợi cho người phạm tội khi giải quyết vụ án.
(5) Chứng cứ gốc
Chứng cứ gốc là chứng cứ được thu thập trực tiếp từ nơi xuất xứ mà không thông qua một khâu trung gian nào. Trường hợp người làm chứng trực tiếp biết được các tình tiết liên quan đến vụ án và tự mình khai báo với cơ quan tiến hành tố tụng thì nội dung lời khai đó là chứng cứ gốc.
(6) Chứng cứ thuật lại
Chứng cứ thuật lại là chứng cứ thu thập được không phải trực tiếp từ nơi xuất xứ mà qua một hay nhiều khâu trung gian. Những thông tin, tư liệu liên quan đến đối tượng chứng minh hay sự kiện chứng minh được thu thập thông qua bản sao hoặc qua một người được nghe kể lại.
1.2. Nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự
Nguồn chứng cứ là những sự vật chứa đựng chứng cứ, tức chứa đựng các thông tin, tư liệu tồn tại trong thực tế khách quan, liên quan đến vụ án và được thu thập theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về nguồn chứng cứ gồm:
- Vật chứng;
- Lời khai, lời trình bày;
- Dữ liệu điện tử;
- Kết luận giám định, định giá tài sản;
- Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
- Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
- Các tài liệu, đồ vật khác.
2. Để bản ghi âm được coi là chứng cứ trong vụ án dân sự?
Chứng cứ dân sự được quy định tại Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
“Điều 93. Chứng cứ
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.“
2. Đoạn ghi âm được xác định là chứng cứ dữ liệu điện tử theo quy định tại Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
“Điều 94. Nguồn chứng cứ
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
2. Vật chứng.
3. Lời khai của đương sự.
4. Lời khai của người làm chứng.
5. Kết luận giám định.
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
9. Văn bản công chứng, chứng thực.
10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.“
Như vậy, đoạn ghi âm chỉ được coi là chứng cứ chứng minh khi nó được xuất trình kèm theo văn bản trình bày về xuất xứ của đoạn ghi âm đó. Trường hợp không đáp ứng được các điều kiện đó thì đoạn ghi âm đó chỉ được xem là tài liệu liên quan, có giá trị tham khảo chứ không thể có giá trị chứng minh.
3. Để được Toà án chấp nhận bản ghi âm được coi là chứng cứ trong vụ án
Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2012/NQ- HĐTP thì để được tòa án chấp nhận băng ghi âm, một bản ghi âm là chứng cứ khi xuất trình kèm theo:
– Văn bản xác nhận xuất xứ hoặc văn bản về sự việc liên quan đến việc ghi âm đó. Các tài liệu này có thể là băng ghi âm, đĩa ghi âm,…
Trường hợp không xuất trình được các văn bản nêu trên thì bản ghi âm đó không được coi là chứng cứ. Đây chỉ là điểu kiện cần để xem một bản thu âm được tòa án xem xét để công nhận là chứng cứ.
– Ngoài ra, phải đáp ứng thêm một điều kiện về mặt chủ thể xuất hiện trong đoạn băng ghi âm thì mới đủ điều kiện để tòa án chấp nhận bản ghi âm là chứng cứ. Đó là người được cho là chủ thể của giọng nói xuất hiện trong đoạn ghi âm phải thừa nhận đó là giọng nói của mình, nếu họ không thừa nhận thì phải có văn bản kết luận xác định giọng nói đó là của họ của cơ quan giám định hình sự.
Như vậy, để tòa án công nhận bản ghi âm là chứng cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án trong một vụ án hình sự thì phải đáp ứng các điều kiện như trên.
Trong trường hợp bản ghi âm không đáp ứng đủ hai điều kiện trên thì chỉ được xem là tài liệu có liên quan, có giá trị tham khảo chứ không có giá trị chứng minh trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án.
Trên đây là các thông tin về Ghi âm làm bằng chứng nhận hối lộ sao cho đúng quy định? Danh mục các loại mặt hàng tiêu dùng? mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.
Nội dung bài viết:
Bình luận