Thủ tục xin GCN chất lượng ATKT xe đạp điện nhập khẩu (Cập nhật 2024)

Bài viết hướng dẫn chi tiết về đăng ký chất lượng an toàn kỹ thuật và thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật đối với xe đạp điện nhập khẩu, mời bạn tham khảo.

Thủ tục xin GCN chất lượng ATKT xe đạp điện nhập khẩu
Thủ tục xin GCN chất lượng ATKT xe đạp điện nhập khẩu

1. Xe đạp điện

Xe đạp điện (sau đây gọi chung là Xe) là Xe đạp hai bánh, được vận hành bằng động cơ điện một chiều hoặc được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện một chiều, có công suất động cơ lớn nhất không lớn hơn 250 W, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và có khối lượng bản thân (bao gồm cả ắc quy) không lớn hơn 40 kg.

2. Hồ sơ đăng ký chất lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện nhập khẩu

  • Bản đăng ký kiểm tra chất lượng xe đạp điện nhập khẩu (sau đây gọi tắt là Bản đăng ký kiểm tra) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư 42/2018/TT-BGTVT;
  • Tài liệu giới thiệu tính năng kỹ thuật Xe của nhà sản xuất, trong đó thể hiện các thông số chủ yếu về: Kích thước, khối lượng, số người cho phép chở, vận tốc lớn nhất, cỡ lốp, công suất lớn nhất của động cơ, điện áp và dung lượng của ắc quy, khoảng cách chạy liên tục.
    Trường hợp tài liệu giới thiệu tính năng kỹ thuật về Xe của nhà sản xuất chưa đủ nội dung quy định tại điểm c khoản này thì Cơ sở nhập khẩu sử dụng Bản đăng ký thông số kỹ thuật theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư 41/2013/TT-BGTVT. Đối với các Xe cùng kiểu loại đã được Cơ quan Quản lý chất lượng (QLCL) kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận chất lượng nhập khẩu thì được miễn Tài liệu giới thiệu tính năng kỹ thuật Xe của nhà sản xuất.
  • Bản mô tả nhãn hàng hóa bao gồm kích thước, nội dung và vị trí gắn trên Xe. Nhãn hàng hóa phải thể hiện ít nhất các nội dung sau: Tên, địa chỉ Cơ sở sản xuất; Tên, địa chỉ Cơ sở nhập khẩu; nhãn hiệu; số loại; khối lượng bản thân; số người cho phép chở; công suất động cơ; năm sản xuất; xuất xứ.

3. Kiểm tra chất lượng Xe nhập khẩu

Phương thức và nội dung kiểm tra

  • Kiểm tra tổng quát tính đồng nhất của lô Xe;
  • Lấy mẫu ngẫu nhiên trong lô Xe, số lượng mẫu phụ thuộc vào số lượng Xe trong lô và được quy định như sau:
TT Số lượng Xe cùng kiểu loại trong lô hàng (đơn vị: chiếc) Số lượng mẫu kiểm tra, thử nghiệm (đơn vị: chiếc)
1 Đến 100 01
2 Từ 101 đến 500 02
3 Trên 500 03
  • Kiểm tra nhận dạng Xe mẫu;
  • Thử nghiệm Xe mẫu theo các nội dung quy định tại Điều 4 của Thông tư 41/2013/TT-BGTVT (chi tiết tại Mục 4 dưới đây);
  • Đối với trường hợp số lượng mẫu lớn hơn 01, nếu có một mẫu không đạt yêu cầu thì coi như lô hàng đó không đạt yêu cầu.

Các trường hợp sau đây sẽ được miễn thử nghiệm mẫu:

  • Các Xe cùng kiểu loại đã được kiểm tra theo Hiệp định hoặc thỏa thuận công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn và sự phù hợp mà Việt Nam tham gia, ký kết;
  • Đối với Xe cùng kiểu loại do cùng một Cơ sở nhập khẩu đã được kiểm tra thử nghiệm, cấp chứng nhận chất lượng. Trường hợp lô Xe thuộc các đối tượng được miễn thử nghiệm mẫu nêu trên có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng thì sẽ phải thực hiện việc thử nghiệm mẫu theo quy định.

4. Thử nghiệm mẫu

  • Các yêu cầu an toàn kỹ thuật và phương pháp thử được quy định tại Quy chuẩn QCVN 68:2013/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện.
  • Cơ sở nhập khẩu có trách nhiệm chuyển mẫu thử nghiệm tới địa điểm thử nghiệm. Cơ sở thử nghiệm có trách nhiệm thử nghiệm mẫu theo đúng quy trình tương ứng với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; lập báo cáo kết quả thử nghiệm theo mẫu quy định và chịu trách nhiệm về các kết quả thử nghiệm của mình. Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan QLCL trực tiếp giám sát việc thử nghiệm.
  • Quản lý mẫu thử nghiệm: Sau khi thử nghiệm và lập báo cáo kết quả thử nghiệm, Cơ sở thử nghiệm trả mẫu và báo cáo kết quả thử nghiệm cho Cơ sở nhập khẩu;

5. Trình tự cấp giây chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật

  • Cơ sở nhập khẩu lập 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định (tại Mục 2 ở trên) và nộp cho Cơ quan QLCL bằng hình thức trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua Cổng Thông tin một cửa quốc gia.
  • Cơ quan QLCL tiếp nhận và kiểm tra nội dung hồ sơ đăng ký kiểm tra và có kết quả thông báo cho cơ sở nhập khẩu trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra đầy đủ theo quy định thì Cơ quan QLCL xác nhận vào Bản đăng ký kiểm tra. Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra chưa đầy đủ theo quy định thì Cơ quan QLCL hướng dẫn cơ sở nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện lại. Cơ quan QLCL thống nhất với cơ sở nhập khẩu về thời gian và địa điểm kiểm tra. Thời gian kiểm tra không quá 05 ngày làm việc so với ngày đề nghị kiểm tra của cơ sở nhập khẩu.
  • Cơ quan QLCL tiến hành kiểm tra và xem xét kết quả thử nghiệm Xe theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này. Nếu không đạt yêu cầu thì trong phạm vi 04 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, thông báo để Cơ sở nhập khẩu khắc phục; Quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu Cơ sở nhập khẩu chưa có biện pháp khắc phục thì thông báo không đạt chất lượng nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục IIIc kèm theo Thông tư này. Nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục IIIb ban hành kèm theo Thông tư này trong phạm vi 04 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu
  • Trường hợp Xe nhập khẩu là loại đã qua sử dụng, Cơ quan QLCL xử lý như sau: Dừng các thủ tục kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe đạp điện nhập khẩu và lập biên bản ghi nhận về tình trạng Xe nhập khẩu vi phạm quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
  • Trong thời gian không quá 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản ghi nhận vi phạm, Cơ quan QLCL thông báo bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân nhập khẩu và Cơ quan hải quan (nơi làm thủ tục nhập khẩu) để giải quyết theo quy định.

6. Kiểm tra chất lượng Xe trong quá trình nhập khẩu

  • Căn cứ vào Giấy chứng nhận đã cấp cho lô Xe nhập khẩu, Cơ sở nhập khẩu nhận Tem hợp quy.
  • Tem hợp quy phải được dán cho từng Xe tại vị trí trên khung, phía bên phải, nơi dễ thấy và khó bị phá hủy. Cơ quan QLCL thực hiện kiểm tra, giám sát việc dán Tem hợp quy cho các Xe trong lô

7. Cơ quan quản lý chất lượng

Cục Đăng kiểm Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.

8. Phí

  • Thử nghiệm an toàn kỹ thuật xe đạp điện nhập khẩu: 5.000.000 đồng/mẫu.
  • Kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe đạp điện nhập khẩu: 30.000 đồng/chiếc.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo