Quy định về hành vi gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội là một trong những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự mới được BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tại Điều 24.Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả của quy định này vào thực tiễn, đòi hỏi cần có sự thống nhất về mặt nhận thức liên quan đến các điều kiện để được loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp này. Với mục đích đó, trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ đề cập làm rõ về điều kiện để loại trừ trách nhiệm hình sự để quý bạn đọc cùng trao đổi.

THIẾU HÌNH

1. Thế nào là Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội?

Theo quy định tại Điều 24 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định như sau

  1. Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.
  2. Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu

 

2. Điều kiện để xác định trường hợp gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội không phải là tội phạm và được loại trừ trách nhiệm hình sự

Cơ sở cho phép:

Cơ sở cho phép gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội là có “người thực hiện tội phạm” và được phép bắt giữ. Như vậy, việc cho phép này phát sinh khi có quyền bắt giữ người thực hiện tội phạm. Chỉ khi có quyền bắt giữ người thực hiện tội phạm thì vấn đề cho phép gây thiệt hại cho người bị bắt giữ mới được đặt ra. Đê xác định quyền này phải dự a vào các quy định của pháp luật. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định rõ các chủ thể có quyền bắt người trong tố tụng hình sự. Trong đó, Bộ luật xác định chủ thể là người dân chỉ có quyền bắt người trong hai trường hợp. Đó là bắt “... người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt...” (Bắt người phạm tội quả tang - Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015) và bắt người đang bị truy nã (Điều 112 BLTTHS).

Nội dung và phạm vi của sự cho phép:

Khi có quyền bắt người thực hiện tội phạm, người thực hiện quyền này được phép sử dụng vũ lực để bắt và khi sử dụng vũ lực có thể gây thiệt hại cho người bị bắt. Việc gây thiệt hại này là cho phép, là hợp pháp. Tuy nhiên, sự cho phép này là có giới hạn. Cụ thể, phạm vi cho phép sử dụng vũ lực, gẫy thiệt hại cho người bị bắt được xác định bởi hai điều kiện:

- Việc phải sử dụng vũ lực là cách duy nhất để có thể bắt được người thực hiện tội phạm và

- Việc sử dụng vũ lực phải trong mức độ cần thiết cho việc bắt người đó.

Để kiểm tra 2 điều kiện trên cần đánh giá trước hết mối tương quan giữa sự chống trả việc bắt giữ của người bị bắt giữ và khả năng bắt giữ của người bắt giữ đặt trong hoàn cảnh cụ thể.

3. Dịch vụ tư vấn về các quy định của Bộ luật Hình sự tại ACC Group

ACC Group là công ty chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn các quy định của Bộ luật Hình sự. Trình tự ACC Group thực hiện như sau:

  • Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các thông tin cơ bản để ACC có thể soạn hồ sơ.
  • ACC tiến hành soạn hồ sơ khi đã nhận đủ các thông tin khách hàng cung cấp;
  • Tư vấn các quy định của Bộ luật Hình sự

Trên đây là nội dung bài viết Quy định pháp luật về hành vi gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hiệu quả nhất.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (389 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo