Được thành lập với vai trò là diễn đàn của các cường quốc lớn trên thế giới, G7 khẳng được vị thế và tầm ảnh hưởng của mình đối với những vấn đề toàn cầu. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp những thông tin về Nhóm G7 bao gồm những nước nào ? [Cập nhật 2023] và những điều cần biết về nhóm nước G7.
1. G7 là gì ?
Nhóm G7 trong tiếng Anh là Group of Seven, viết tắt là G7 hoặc G-7.
Nhóm G7 là diễn đàn của 7 đại cường quốc có nền kinh tế công nghiệp phát triển với kỹ nghệ tiên tiến trên thế giới. Nhóm này thành hình vào năm 1976, khi Canada gia nhập nhóm G6 trước kia bao gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp và Ý. Bảy vị bộ trưởng của 7 nước thành viên nhóm họp vài lần mỗi năm để bàn luận và trao đổi về các chính sách kinh tế, đưa ra chiến lược bảo vệ, định hướng và dẫn dắt cho nền kinh tế toàn cầu, công việc này đôi khi cũng được hỗ trợ bởi những kỳ họp thường xuyên của các viên chức khác như thứ trưởng Bộ tài chính.
Mỗi năm, bảy vị bộ trưởng của 7 nước thành viên nhóm lại họp vài lần để bàn luận và trao đổi về các chính sách kinh tế, đưa ra chiến lược bảo vệ, định hướng và dẫn dắt cho nền kinh tế toàn cầu. Công việc này đôi khi cũng được hỗ trợ bởi những kỳ họp thường xuyên của các viên chức khác nhau.
2. G7 gồm những nước nào ?
Nhóm G7 gồm các thành viên như sau:
- Canada
- Pháp
- Đức
- Italy
- Nhật Bản
- Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
- Hoa Kỳ
- Liên minh Châu Âu
Chức chủ tịch của nhóm G7 được các quốc gia thành viên lần lượt nắm giữ. Liên minh châu Âu đôi khi được coi là thành viên thứ tám của nhóm G7, vì nó có đầy đủ mọi quyền và trách nhiệm của thành viên nhóm G7, ngoại trừ việc chủ trì hoặc tổ chức các cuộc họp.
Chức chủ tịch của nhóm G7 được các quốc gia thành viên lần lượt nắm giữ. Liên minh châu Âu đôi khi được coi là thành viên thứ tám của nhóm G7, vì nó có đầy đủ mọi quyền và trách nhiệm của thành viên nhóm G7, ngoại trừ việc chủ trì hoặc tổ chức các cuộc họp
3. Vai trò của nhóm G7
Mục đích chính của nhóm G7 là thảo luận, và đôi khi là phối hợp hành động với nhau để giúp giải quyết các vấn đề toàn cầu, đặc biệt là các vấn đề kinh tế. Nhóm G7 đã thảo luận về các cuộc khủng hoảng tài chính, hệ thống tiền tệ và các cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới, như khủng hoảng thiếu dầu mỏ.
Nhóm G7 cũng đưa ra các hành động để giải quyết các vấn đề và các cuộc khủng hoảng khi có cơ hội để thực hiện các hành động chung. Đôi khi nhóm này cũng nỗ lực để giảm nợ cho các quốc gia đang phát triển.
Năm 1996, cùng với Ngân hàng Thế giới, nhóm G7 đã thực hiện hành động để giúp đỡ cho 42 quốc gia nghèo mắc nợ (HIPC), cùng với Chương trình xóa nợ đa phương (MDRI), một cam kết năm 2005 để xóa nợ của Hiệp hội Phát triển Quốc tế của các quốc gia đã hoàn thành chương trình MDRI.
Vào năm 1997, nhóm G7 đã cung cấp 300 triệu USD để xây dựng công trình ngăn chặn lò phản ứng hạt nhân tan vỡ tại Chernobyl. Năm 1999, nhóm G7 quyết định tham gia trực tiếp hơn vào việc "quản lý hệ thống tiền tệ quốc tế" bằng cách tạo ra Diễn đàn ổn định tài chính của các cơ quan tài chính quốc gia lớn như bộ tài chính, ngân hàng trung ương và các cơ quan tài chính quốc tế.
4. Phân biệt nhóm G7 và G8
Cần lưu ý là nhóm G7 khác nhóm G8. G8 là tập hợp họp cấp thượng đỉnh của bảy nước kể trên với Nga thêm vào. Cuộc họp G8 là do nguyên thủ quốc gia tham dự thường cân nhắc những vấn đề chính trị trong khi G7 là do bộ trưởng tài chính đảm nhiệm và chủ đề thì hạn chế trong phạm vi kinh tế
G8 là một nhóm gồm 8 nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới, bao gồm (Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ (G6, 1975), Canada (G7, 1976) và Nga (G8, 1998) Điểm nổi bật của các nước G8 là hội nghị thượng đỉnh kinh tế và chính trị hàng năm trong đó các nhà lãnh đạo G8, các quan chức quốc tế và nhiều hội nghị bên chính trị tham gia
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1991, Liên Xô và sau đó là Nga gia nhập G7. Bắt đầu từ Hội nghị Naples lần thứ 20, nhóm này đã trở thành P8 (Chính trị 8) hay không chính thức là "G7+1. Nga có quyền tham gia nhiều hơn kể từ Hội nghị Birmingham lần thứ 2, nơi đánh dấu sự hình thành của G8."
G8 không phải là một tổ chức siêu quốc gia như Liên hợp quốc hay Ngân hàng Thế giới. Chủ tịch của nhóm luân phiên giữa các quốc gia thành viên hàng năm, và tổng thống nắm quyền từ ngày 1 tháng 1. Chủ tịch có nghĩa vụ đảm bảo an toàn cho các đại diện tham gia, tổ chức các cuộc họp và các cuộc họp cấp bộ, từ đó dẫn đến hội nghị thượng đỉnh chung ba ngày của các nguyên thủ quốc gia vào giữa năm.
Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “G7 gồm những nước nào ?”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc mà khách hàng đang mắc phải.
CÔNG TY LUẬT ACC
Tư vấn: 1900.3330
Zalo: 084.696.7979
Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn
Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận