G20 (G20 “G” là một nhóm từ có nghĩa là "nhóm") được thành lập bởi một nhóm 7 quốc gia công nghiệp phát triển (G7), cụ thể là các bộ trưởng tài chính của Anh, Ý, Canada và Hoa Kỳ. Đức, Pháp và Nhật Bản đã tổ chức một hội nghị khai mạc vào ngày 15 tháng 12 năm 1999 để thảo luận về cách giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và các vấn đề kinh tế toàn cầu. Đây là diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ đề cập đến thông tin về những điều cần biết về G20.
1. G20 là gì ?
G20 là tên gọi viết tắt của Nhóm 20 Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hai mươi nền kinh tế này bao gồm 19 nước (Ả Rập Xê Út, Ấn Độ, Argentina, Brazil, Canada, Đức, Hàn Quốc, Mỹ, Indonesia, México, Nam Phi, Nga, Nhật, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Úc, Anh, Ý) và Liên minh châu Âu.
Ngoài 20 thành viên chính thức trên, trong các cuộc họp của G20 còn có sự tham gia của Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB), Chủ tịch của Ủy ban tiền tệ và tài chính quốc tế (IMF) và Chủ tịch Ủy ban phát triển (DC) của IMF và WB.
G20 được thành lập vào năm 1999, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, với hội nghị đầu tiên diễn ra tại Berlin (Đức).
2. G20 tiếng anh là gì ?
G20 is a Group of twenty.
The G20 (or Group of Twenty) is an international forum for the governments and central bank governors from 19 countries and the European Union (EU). Founded in 1999 with the aim to discuss policy pertaining to the promotion of international financial stability, the G20 has expanded its agenda since 2008 and heads of government or heads of state, as well as finance ministers, foreign ministers and think tanks, have periodically conferred at summits ever since. It seeks to address issues that go beyond the responsibilities of any one .
Membership of the G20 consists of 19 individual countries plus the European Union. The EU is represented by the European Commission and by the European Central Bank. Collectively, the G20 economies account for around 90 percent of the gross world product (GWP), 80 percent of world trade (or, if excluding EU intra-trade, 75 percent), two-thirds of the world population, and approximately half of the world land area.
3. Lịch sử ra đời của G20
Trong cuộc họp thượng định Cologne của G7 năm 1999, các quốc gia trong nhóm đã bắt đầu manh nha về việc thành lập G20. Sau đó, lễ quyết định thành lập G20 chính thức diễn ra vào ngày 26/09/1999 trong hội nghị Bộ trưởng Tài chính của G7. Sự kiện ra mắt vào ngày 15 - 16/12/1999 tại Berlin - Đức. Trong năm 2008, Pháp đã mời Tây Ban Nha và Hà Lan tham gia vào G20.
4.Khái quát chung về G20
G20 đại diện cho 85% nền kinh tế toàn cầu và hai phần ba dân số thế giới, với các thành viên chính gồm: G7, Liên minh châu Âu (EU) các nước Argentina, Úc, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nga, Ả Rập Saudi, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiệm vụ chính của nhóm là thúc đẩy các cuộc thảo luận mang tính chất xây dựng cởi mở giữa các quốc gia công nghiệp và các quốc gia có nền kinh tế mới nổi về các vấn đề liên quan đến sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu. Bằng cách góp phần vào việc tăng cường cơ cấu tài chính quốc tế, tạo điều kiện đối thoại về các chính sách quốc gia, hợp tác quốc tế và các cơ quan tài chính quốc tế, nhóm này đã góp phần quan trọng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu.
Về mặt tổ chức, G20 hoạt động mà không có ban thư ký hay nhân viên thường xuyên. Ghế Chủ tịch của G20 được xoay vòng giữa các thành viên hàng năm; vị trí này được chọn từ nhóm các quốc gia khu vực khác nhau. Năm 2010, Chủ tịch của G20 là Hàn Quốc và trong năm 2011 tới sẽ là Pháp.
5. Vai trò của G20
G20 được thành lập với mục đích cung cấp một cơ chế mới cho đối thoại không chính thức trong khuôn khổ hệ thống Bretton Woods, thảo luận chuyên sâu về những chính sách kinh tế, tài chính giữa các nền kinh tế chủ chốt trong hệ thống, thúc đẩy hợp tác để giúp nền kinh tế thế giới đạt đến tăng trưởng ổn định, bền vững, đem đến lợi ích cho nhiều quốc gia.
Như vậy, vai trò của G20 cụ thể:
- Thảo luận và giải quyết các vấn đề quan trọng liên quan đến hệ thống tiền tệ, tài chính quốc tế. Từ đó, xây dựng một cấu trúc tài chính quốc tế chặt chẽ, vững mạnh.
- Lập diễn đàn chung để thảo luận các vấn đề kinh tế hiện hành khác.
6. Các thành viên của G20
Tên quốc gia | Vị trí lãnh đạo | Lãnh đạo |
Argentina | Tổng thống | Alberto Fernández |
Úc | Thủ tướng | Anthony Albanese |
Brasil | Tổng thống | Jair Bolsonaro |
Canada | Thủ tướng | Justin Trudeau |
Trung Quốc | Chủ tịch nước | Tập Cận Bình |
Pháp | Tổng thống | Emmanuel Macron |
Đức | Thủ tướng | Olaf Scholz |
Ấn Độ | Thủ tướng | Narendra Modi |
Indonesia | Tổng thống | Joko Widodo |
Ý | Thủ tướng | Mario Draghi |
Nhật Bản | Thủ tướng | Fumio Kishida |
Hàn Quốc | Tổng thống | Yoon Suk-yeol |
México | Tổng thống | Andrés Manuel López Obrador |
Nga | Tổng thống | Vladimir Putin |
Ả Rập Xê Út | Nhà vua | Salman bin Abdulaziz Al Saud |
Nam Phi | Tổng thống | Cyril Ramaphosa |
Thổ Nhĩ Kỳ | Tổng thống | Recep Tayyip Erdoğan |
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland | Thủ tướng | Liz Truss |
Hoa Kỳ | Tổng thống | Joe Biden |
Liên minh Châu Âu] | Chủ tịch Hội đồng châu Âu | Charles Michel |
Chủ tịch Ủy ban châu Âu | Ursula von der Leyen |
Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Những điều cần biết về G20”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.
Nội dung bài viết:
Bình luận