Full Margin là gì? Cách nhận biết trạng thái Full Margin như thế nào? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau nhé!
1. Full Margin là gì?
Full Margin là trạng thái nhà đầu tư đã thực hiện ký quỹ vay quá mức và không thể đặt thêm lệnh nữa. Trong ngắn hạn, việc quan sát dòng tiền cho vay ký quỹ đối với mã chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro cũng như bắt được cơ hội tốt cho bản thân. Nhưng không phải muốn ký quỹ bao nhiêu cũng được, luật pháp hiện nay có quy định ràng buộc trong việc cho vay Margin nên dòng tiền này hữu hạn.
Full Margin sẽ được gọi tên khi một công ty chứng khoán nào đó cho vay Margin với mã cổ phiếu đến khi chạm ngưỡng nhất định, không được vượt qua nó. Khi đã vay ở mức Full Margin, nhà đầu tư phải theo dõi những biến động đang xảy ra trên thị trường vì nó có thể gây nguy hiểm cho tài khoản của bạn. Bởi vì nếu thị trường giảm sâu mà bạn không kịp cắt lỗ sẽ dẫn đến âm tài khoản rất nhanh.
2. Diễn biến khi xảy ra Full Margin là gì?
Trong trạng thái Full Margin sẽ diễn ra theo kịch bản sau đây:
- Ngay khi khoản vay chạm ngưỡng Full Margin, cổ phiếu sẽ có ít nhất khoảng 2 đến 3 phiên đi ngang (Mức giá không tăng cũng không giảm). Tâm lý nhà đầu tư sử dụng Margin để mua cổ phiếu giá cao sẽ cảm thấy bồn chồn, lo lắng. Sau 1 – 2 phiên tiếp theo mà giá vẫn không tăng, họ quyết định bán ra. Thông thường khi bán ra nhiều, cung lớn hơn cầu giá có thể bị giảm. Dù vậy giá cổ phiếu không ngay lập tức giảm mạnh, có thể chỉ thay đổi trong mức giảm 5%. Sau khi nhà đầu tư bán ra, các công ty chứng khoán sẽ thu về dòng tiền Margin để tiếp tục cho khách hàng vay và mua vào. Hậu quả, giá cổ phiếu có sự tăng nhẹ trở lại nhưng cũng chỉ ở mức khoảng 5%, vì mức cho vay có giới hạn tới ngưỡng Full Margin mà thôi. Toàn bộ thời gian này sẽ kéo dài từ 10 đến 15 phiên giao dịch.
- Sau đó nếu giá không tăng lên, nhà đầu tư lại bán ra lần nữa, lúc này giá cổ phiếu có nguy cơ giảm khoảng 10%. Phía công ty chứng khoán lại thu về dòng tiền từ cho vay Margin, nhưng lúc đó tâm lý nhà đầu tư trở nên e dè hơn trong việc sử dụng Margin. Vì họ thấy rằng giá giảm mạnh như vậy khó có thể tăng trở lại. Mức giá sẽ tiếp tục theo xu hướng giảm đối với dòng tiền dành cho đầu tư cổ phiếu. Lúc này những thông tin về hoạt động kinh doanh hoặc giao dịch của tổ chức nào đó quyết định mua cổ phiếu với khối lượng lớn thì mức giá mới được đẩy tăng trở lại.
- Trong trường hợp không có sự kiện đặc biệt nào xảy ra, cổ phiếu sẽ bị điều chỉnh tầm khoảng 10-20% sau khi đạt ngưỡng Full Margin.
Lưu ý rằng, những nhà đầu tư vay chạm mức Full Margin sẽ không thể đặt thêm bất kỳ lệnh giao dịch nào khác trên thị trường. Chỉ trong trường hợp giá quay đầu tăng ngược trở lại thoát khỏi ngưỡng nói trên thì tài khoản của bạn mới được khôi phục trạng thái lệnh.
3. Làm thế nào để nhận biết trạng thái Full Margin?
Hiện nay, chưa có một báo cáo hay dữ liệu của công ty, tổ chức nào về quy định trạng thái Full Margin. Các công ty chứng khoán cũng không có thông báo chính thức nào về điều này nên nhà đầu tư cần tìm hiểu, tự kiểm chứng trong quá trình giao dịch.
- Cách mà nhiều người sử dụng là họ thử giao dịch ký quỹ chạm ngưỡng Full Margin rồi xem xét xem tổng giá trị mua thay đổi như thế nào, có còn vượt qua được tổng số vốn thực có hay không.
- Hoặc bạn có thể mở rộng quan hệ với những nhà môi giới khác trên thị trường để tham khảo thông tin từ họ.
Nội dung bài viết:
Bình luận