Chứng khoán là một lĩnh vực kinh tế tài chính, đầu tư rất phổ biến hiện nay. Điểm chứng khoán tăng hay giảm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đồng thời cũng là yếu tố để nhà đầu tư nhận biết giá trị cổ phiếu của mình. Số lượng tham gia thị trường chứng khoán hiện nay rất đông, nhưng phần lớn đều là những nhà đầu tư mới, nhỏ lẻ, chưa hiểu rõ về các vấn đề liên quan đến chứng khoán. Vậy FA trong chứng khoán là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: FA trong chứng khoán là gì? (Cập nhật 2022)
FA trong chứng khoán là gì? (Cập nhật 2022)
1. FA trong chứng khoán là gì?
Phân tích cơ bản (FA – Fundamental Analysis) là một mảng phân tích quan trọng, giúp đánh giá 1 chứng khoán dưới giá trị hay trên giá trị hiện hành. Điều này sẽ khẳng định được giá trị thực của 1 công ty có mối quan hệ mật thiết ra sao với các đặc tính tài chính như: Tiềm năng phát triển, những rủi ro mà công ty có thể gặp phải, dòng tiền mặt,... Với bất kỳ một sự chệch hướng nào so với giá trị thực cũng có thể là biểu hiện cho thấy cổ phiếu đó đang ở dưới hoặc vượt quá giá trị thực.
Một chiến lược đầu tư dài hạn bao giờ cũng phải đủ các yếu tố của phân tích cơ bản, ví dụ như:
- Mối quan hệ giữa giá trị cổ phiếu hiện hành và các chỉ báo tài chính được đo lường.
- Mối quan hệ này có đủ ổn định trong một thời gian dài nhất định không.
- Những sai lệch của mối quan hệ có được điều chỉnh lại vào thời điểm thích hợp không.
Việc nhà đầu tư dùng phương pháp phân tích cơ bản để chọn mua chứng khoán có tiềm năng tốt nhưng bị thị trường đánh giá thấp, đó là phương thức đầu tư giá trị.
Còn theo Wikipedia, phân tích kỹ thuật (TA - Technical analysis) là một phương pháp phân tích chứng khoán dự báo hướng của giá cả thông qua việc nghiên cứu các dữ liệu thị trường quá khứ, chủ yếu là giá cả và khối lượng.
2. Những chỉ báo sử dụng trong FA chứng khoán
Lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu (EPS)
EPS (tiếng Anh là Earning Per Share) trong chứng khoán là chỉ số tài chính quan trọng biểu hiện lợi nhuận sau thuế của một cổ phiếu.
Công thức tính EPS:
EPS = Lợi nhuận sau thuế/Tổng số lượng cổ phiếu lưu hành
Chỉ số EPS được chia làm 2 loại:
- EPS cơ bản là lợi nhuận cơ bản trên một cổ phiếu. Loại này phổ biến hơn so với EPS pha loãng. Công thức tính cụ thể là:
EPS cơ bản = (Thu nhập ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành
- EPS pha loãng sẽ được sử dụng với các doanh nghiệp phát hành thêm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu phát hành thêm và các cổ phiếu ưu đãi. Các cổ phiếu này sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu thường trong tương lai.
Lúc đó, EPS của doanh nghiệp sẽ tăng thay đổi. Vì sự gia tăng số lượng tham gia của các cổ phiếu thường không có thêm nguồn tiền chảy vào nên sẽ làm giảm thu nhập của mỗi cổ phiếu. Công thức được tính như sau:
EPS pha loãng = (Lợi nhuận ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / (Số lượng cổ phiếu đang lưu hành + Lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi)
Tuy không thể chỉ sử dụng EPS để đánh giá tiềm năng của 1 cổ phiếu, nhưng đây cũng là 1 chỉ số tiện dụng khi kết hợp cùng những chỉ báo khác.
Hệ số giá trên thu nhập (P/E)
Tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) là cách định giá doanh nghiệp bằng cách so sánh giá cổ phiếu với EPS theo công thức:
P/E = P/EPS
Trong đó:
- P (Market Price): Giá cổ phiếu thị trường
- EPS: Lợi nhuận cơ bản trên 1 cổ phiếu
Vì giá cổ phiếu luôn lớn hơn 0 (P>0), trong khi lợi nhuận của công ty có thể lỗ/lãi (EPS>0 hoặc EPS <0):
- Khi EPS > 0 thì có thể tính và định giá cổ phiếu theo P/E
- Khi P = P/E x EPS
- Khi EPS < 0 thì không áp dụng được để tính P/E, mà cần phải dùng chỉ số P/B (tỷ số thể hiện giá cổ phiếu gấp bao nhiêu lần tài sản ròng (ghi ở báo cáo tài chính) của doanh nghiệp)
Tỷ lệ P/E sẽ giúp NĐT xác định xem 1 cổ phiếu này có được định giá quá cao không (khi tỷ lệ này cao) hoặc định giá thấp (khi tỷ lệ này thấp hơn). Việc xem xét con số giá cổ phiếu dự kiến bằng cách so sánh nó với tỷ lệ P/E của các doanh nghiệp tương tự là một ý tưởng tốt. Mặc dù quy tắc này không phải lúc nào cũng đúng nhưng nếu được kết hợp với các định lượng và định tính khác, sẽ cho kết quả có độ chính xác cao.
Tỷ lệ P/E giúp định giá chứng khoán
Hệ số giá trên giá trị sổ sách (P/B - Price-to-Book ratio)
Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio – Giá/Giá trị sổ sách) là tỷ lệ so sánh giá của 1 cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất cổ cổ phiếu đó, theo công thức:
P/B = Giá cổ phiếu/(Tổng giá trị tài sản - Giá trị tài sản vô hình - Nợ)
Hạn chế của tỷ lệ P/B là nó phù hợp với việc đánh giá doanh nghiệp "nặng về tài sản" hơn nhưng doanh nghiệp không có nhiều tài sản vật chất sẽ không thể hiện được.
Tỷ lệ giá/thu nhập so với tăng trưởng (PEG - Price/Earnings To Growth)
Tỷ lệ giá thu nhập so với tăng trưởng là tỷ lệ giá/thu nhập (P/E) của cổ phiếu chia cho tốc độ tăng trưởng thu nhập của công ty trong thời gian xác định, công thức tính PEG như sau:
PEG = P/E/Tốc độ tăng trưởng thu nhập
Chú thích: Tốc độ tăng trưởng thu nhập là 1 ước tính về tăng trưởng thu nhập được dự đoán của công ty trong 1 thời gian xác định.
Các nhà đầu tư ưa chuộng sử dụng chỉ số PEG để tính toán giá trị tiềm năng của 1 cổ phiếu hơn P/E vì nó đã tính đến tốc độ tăng trưởng dự kiến của công ty.
Tỷ lệ PEG giúp khắc phục nhược điểm của tỷ lệ P/E. Cổ phiếu có P/E cao hàm ý nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao vì họ tin vào tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Chỉ số PEG giúp xác định mức độ tin cậy của giả định tăng trưởng này.
3. Một số câu hỏi thường gặp
Ưu điểm của phân tích cơ bản
Khi được thực hiện một cách chính xác, phân tích cơ bản cung cấp nền tảng để xác định các cổ phiếu hiện đang bị định giá thấp và sẵn sàng tăng giá theo thời gian. Các nhà đầu tư hàng đầu như Warren Buffett và Benjamin Graham đã liên tục chứng minh rằng nghiên cứu nghiêm ngặt về các doanh nghiệp theo cách này có thể mang lại kết quả to lớn.
Sự khác nhau giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật?
Trong thị trường ngoại hối, có 2 trường phái phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Để biết mình phù hợp với phương pháp phân tích nào mời các bạn cùng tham khảo bảng so sánh giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật dưới đây:
Tiêu chí | Phân tích cơ bản | Phân tích kỹ thuật |
---|---|---|
Công cụ phân tích | Sử dụng các dữ liệu kinh tế, chính trị, sự kiện chấn động trong phiên để phân tích giá. | Sử dụng biểu đồ nến, mô hình giá, chỉ báo để hỗ trợ phân tích |
Khung thời gian áp dụng | Dài hạn | Trung hạn và ngắn hạn |
Yêu cầu kỹ năng | Cần biết cách phân tích các sự kiện kinh tế, chính trị, tài chính… | Biết cách phân tích biểu đồ |
Mục tiêu | Xác định xu hướng sắp tới của thị trường là tăng hay giảm. | Tìm được điểm mua vào và bán ra hợp lý |
Xem thêm: Điểm chứng khoán là gì? (Cập nhật 2022)
Xem thêm: Đòn bẩy tài chính trong chứng khoán là gì?
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về FA trong chứng khoán là gì? (Cập nhật 2022). Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận