Eo biển là gì? (Cập nhật 2022)
1. Căn cứ pháp lý:
- Công ước Liên hợp quốc về Luật biển quốc tế 1982.
Biển là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quan trọng của mỗi quốc gia. Eo biển có vị trí địa lý thuận lợi để có thể xây dựng kênh đào.
Vậy eo biển là gì? Chế độ pháp lý về eo biển là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC để được giải đáp một cách cụ thể và chi tiết.
2. Eo biển là gì?
- Eo biển là đường biển tự nhiên dài và hẹp nằm ở giữa hai khoảng đất, thường là hai lục địa nối liền hai vùng biển với nhau.
- Eo biển có thể nằm trên những tuyến vận tải biển quan trọng, và có nhiều cuộc chiến đã nổ ra để giành quyền kiểm soát eo biển. Nhiều kênh đào đã được xây dựng để nối hai vùng biển với nhau.
- Theo định nghĩa trong Công ước Liên hợp quốc về Luật biển quốc tế 1982 thì Eo biển là tuyến đường biển tự nhiên nối các biển, các đại dương lại với nhau không theo một quy luật nào mà xuất phát hoàn toàn tự nhiên, do thiên nhiên tạo nên và được sử dụng cho giao thông hàng hải quốc tế. Eo biển có thể xuất phát từ bất kỳ đâu trên biển và nối liền các vùng biển có chế độ pháp lý khác nhau như biển cả, vùng đặc quyền kinh tế hay lãnh hải với biển cả hoặc vùng đặc quyền kinh tế khác.
3. Phân loại eo biển là gì?
Hiện nay eo biển có thể được chia thành:
- Eo biển áp dụng chế độ quá cảnh
- Eo biển áp dụng chế độ đi qua không gây hại
- Eo biển áp dụng các chế độ pháp lý khác.
4. Chế độ pháp lý đối với eo biển là gì?
4.1 Eo biển áp dụng chế độ quá cảnh
Trong khi thực hiện quyền quá cảnh qua eo biển quốc tế, các tàu thuyền và phương tiện bay có nghĩa vụ:
- Không được dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực để chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của các quốc gia ven eo biển hay dùng mọi cách khác trái với các nguyên tắc pháp luật quốc tế được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc.
- Không được có hoạt động nào khác ngoài những hoạt động cần thiết cho sự quá cảnh liên tục và nhanh chóng, theo phương thức đi bình thường, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trừ trường hợp nguy cấp.
- Tàu thuyền phải tuân thủ các quy định thủ tục và tập quán quốc tế đã được thừa nhận chung về an toàn hàng hải, ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển.
- Phương tiện bay phải tôn trọng các quy định về an toàn bay của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), phải thường xuyên liên lạc chặt chẽ và liên tục với cơ quan quản lý Vùng Thông báo bay (FIR) do ICAO chỉ định.
Quốc gia ven biển cũng có nghĩa vụ:
- Ấn định các tuyến đường hàng hải và quy định cách phân chia luồng giao thông trong các eo biển quốc tế khi nhu cầu và hoàn cảnh thực tế đòi hỏi với điều kiện phải có thoả thuận với tổ chức quốc tế có thẩm quyền. Các quốc gia ven eo biển ghi rõ ràng lên các hải đồ tất cả các tuyến đường hay tất cả các cách phân chia luồng giao thông mà mình đã thiết lập và công bố các hải đồ này theo đúng thủ tục.
- Ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến quyền quá cảnh qua eo biển trong các lĩnh vực: Đảm bảo an toàn và an ninh hàng hải; ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển; nghiêm cấm đánh bắt hải sản; xếp dỡ hàng hoá, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền.
- Không được gây cản trở cho việc quá cảnh, đồng thời phải thông báo đầy đủ về mọi mối nguy hiểm đối với hàng hải trong eo biển hoặc đối với lưu thông hàng không trên eo biển mà họ đã xác định được. Việc thực hiện quyền quá cảnh không thể bị đình chỉ.
4.2 Eo biển áp dụng chế độ đi qua không gây hại
Chế độ đi qua không gây hại sẽ được áp dụng đối với eo biển quốc tế trong hai trường hợp:
- Eo biển được tạo thành bởi lãnh thổ đất liền và một đảo thuộc chủ quyền của cùng một quốc gia, đồng thời ở phía ngoài của đảo này tồn tại một con đường hàng hải ở biển cả hoặc vùng đặc quyền kinh tế cũng thuận lợi như vậy về phương diện hàng hải và các đặc điểm thuỷ văn.
- Nối liền lãnh hải của một quốc gia với một bộ phận của biển cả hay với một vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia khác.
4.3 Eo biển quốc tế áp dụng các chế độ pháp lý khác
Ngoài hai chế độ pháp lý chủ yếu trên còn có các chế độ pháp lý khác dành cho các eo biển quốc tế như chế độ tự do hàng hải, tự do hàng không:
Điều 36 Công ước luật biển năm 1982 quy định chế độ quá cảnh và chế độ đi qua không gây hại ở eo biển quốc tế không được áp dụng đối với các eo biển mà có thể vượt qua các eo biển này bằng một con đường ở biển cả hay ở vùng đặc quyền kinh tế cũng thuận tiện như thế về phương diện hàng hải và các đặc điểm thuỷ văn. Các eo biển áp dụng quyền tự do hàng hải và tự do hàng không như eo biển Mozambique, eo biển Bering....
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về eo biển là gì cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến eo biển là gì. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm về eo biển là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận