E-logistics là gì? Tìm Hiểu về E-logistics ở Việt Nam

Sự phát triển của Công nghệ thông tin và Thương mại điện tử làm thay đổi lối sống, thói quen mua sắm, đặc thù sản xuất kinh doanh và tất yếu đòi hỏi sự đổi mới tiên phong của lĩnh vực logistics, vốn được coi là mắt xích quan trọng nối giữa các khâu trong hoạt động sản xuất với nhau và giữa sản xuất với tiêu dùng. Cùng với đó, E-Logistics đã khẳng định được vị trí, chỗ đứng của mình. Vậy E-logistics là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: E-logistics là gì? Tìm Hiểu về E-logistics ở Việt Nam.

E Logistic là gì? Vai trò và tác dụng của E Logistic như thế nào?

E-logistics là gì? Tìm Hiểu về E-logistics ở Việt Nam

1. E-logistics là gì?

E logistic là gì? Trong Thương mại điện tử (TMĐT) E-commerce, Logistics là một trong những yếu tố chủ đạo quyết định lợi nhuận của Doanh nghiệp. E-logistics trong TMĐT B2C (Business to Customer) là toàn bộ các hoạt động nhằm hỗ trợ việc di chuyển hàng hóa từ nơi cung ứng đến nơi tiêu dùng thông qua các giao dịch mua bán điện tử. TMĐT là mô hình bán hàng online thông qua kênh bán hàng trực tuyến. Với đặc thù là độ phủ thị trường rộng, độ phân tán hàng hóa cao, quy mô bán lẻ, tần suất mua lớn, mặt hàng đa dạng, thường yêu cầu giao hàng nhanh và thu tiền tận nơi.

Theo tính toán, khoảng 40% tổng chi phí bán hàng trên mạng tập trung vào sau giai đoạn khách hàng nhấn vào biểu tượng mua. Khi khách hàng trở thành người mua trong một giao dịch online thì DN cũng bắt đầu cho quá trình e-logistics. Xử lý và thực hiện đơn hàng, giao hàng, thanh toán, đổi hàng và thu hồi lại những hàng hóa không ưng ý,… là những nội dung cơ bản của logistics trong môi trường này.

Trong bán lẻ truyền thống, giới hạn bán kính phục vụ thị trường (R) của nhà bán lẻ là nhân tố quyết định đặc điểm khách hàng và các nỗ lực cung ứng dịch vụ thì trong bán lẻ B2C, thị trường được mở rộng không giới hạn. Một khách hàng ở VN có thể đặt mua một chiếc điện thoại hay một lọ nước hoa tại Mỹ qua website của sản phẩm, thông tin đơn hàng sẽ được truyền đi và chấp nhận với tốc độ gần như tức thời.

2. Sự phát triển và hình thành của E-logistics

Với sự bùng nổ trong những năm gần đây, Thương mại điện tử (E-commerce) đang là loại hình kinh doanh tiềm năng được nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư, bán lẻ định hướng phát triển. Theo báo cáo hàng năm của Facebook và Bain & Company về thương mại điện tử, thị trường E-commerce tại khu vực Đông Nam Á đã tăng 85% chỉ trong năm 2020, tương đương với hơn 70 triệu người tiêu dùng mua sắm trực tuyến kể từ cuối năm 2019 – đầu năm 2020.

Đặc biệt, Việt Nam đã và đang trở thành một trong những thị trường E-commerce tiềm năng nhất khu vực ASEAN, đứng thứ ba trong vài năm trở lại đây. Việt Nam đang trên đà phục hồi và tăng trưởng tích cực kể từ quý IV/2020, GDP quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với quý I/2020. Đồng hành với những thách thức, khó khăn trong bối cảnh giai đoạn 2020-2021, Việt Nam đã chứng kiến nhiều chuyển biến tích cực từ thói quen mua sắm, cũng như kinh doanh trực tuyến của cộng đồng người tiêu dùng và doanh nghiệp trong cả nước. Tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử bán lẻ năm 2020 ổn định, với doanh thu bán lẻ đạt 11,8 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ.

Thế mạnh dân số trẻ cũng như lượng người sử dụng điện thoại thông minh chiếm tỷ trọng cao, lượng người giao dịch trên các sàn thương mại điện tử nhiều chính là yếu tố chính giúp Việt Nam có được những con số này. Với mức tăng trưởng cao, thương mại điện tử góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy dòng chảy hàng hóa và dịch vụ, hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nắm bắt cơ hội sản xuất và kinh doanh thuận lợi trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự lan tỏa của cuộc thời kỳ Công nghệ 4.0. Trong tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử thời gian qua có đóng góp rất lớn từ sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ E logistics. Các sàn E-commerce hàng đầu tại Việt Nam đang từng ngày nghiên cứu và cải thiện phương thức và tốc độ giao hàng để gia tăng trải nghiệm của khách hàng.

3. Tìm Hiểu về E-logistics ở Việt Nam

Tác động của đại dịch Covid-19 đến E-logotics trong TMĐT tại Việt Nam:

  • Về Dịch vụ vận tải: Tình trạng suy giảm trong hoạt động thương mại trên thế giới và Việt Nam đã khiến các đơn hàng cần vận chuyển giảm sút, tình trạng dịch bệnh cũng khiến số lượng nhân viên vận chuyển thiếu hụt do phải cách ly hoặc phải đổi người vì dịch bệnh, hay lệnh giãn cách xã hội, các quy định hạn chế và cách ly đối với người nhập cảnh tại các nước gây ra khó khăn, làm tăng chi phí logistic;
  • Về Dịch vụ giao nhận: Các hoạt động logistics giảm do dịch vụ thông quan bị cản trở, dịch vụ kho bãi, cước cũng bị ảnh hưởng nặng. Hầu hết hàng nhập trên các tuyến về Việt Nam giảm mạnh, một số thị trường khác bị kiểm dịch gắt gao. Các thủ tục vận hành từ thị trường khu vực châu Á và một số khu vực khác chậm trễ hơn so với bình thường;
  • Về Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực: Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến toàn bộ thị trường lao động, đặc biệt lao động trong ngành Logistics. Nguy cơ hàng loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics bị phá sản cũng như sự gãy đổ, thay đổi và gián đoạn của các chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng nặng nề đến cục diện của thị trường lao động. Lệnh giãn cách xã hội tại hầu hết các nước đã buộc các cửa hàng bán lẻ, trung tâm thương mại phải đóng cửa, các hệ thống phân phối và chuỗi cung ứng logistics bị giảm sản lượng, quy mô và hình thức hoạt động thay đổi khiến hàng triệu lao động có nguy cơ mất việc, nhiều kỹ năng mới phát sinh buộc người lao động phải đẩy mạnh học tập để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong việc thay đổi theo hình thức và quy mô kinh doanh mới. Các doanh nghiệp và cơ sở giáo dục đã không kịp thời xây dựng được chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung kỹ năng cho người lao động trong bối cảnh dịch bệnh.

4. Một số câu hỏi thường gặp

Có phải là e-logistics phục vụ cho thương mại điện tử?

e-logistics là thuật ngữ để chỉ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics. Từ việc sử dụng các phần mềm quản trị kho hàng, theo dõi hành trình cho đến việc áp dụng các thiết bị thông minh, thiết bị di động, tự động hóa từng phần hoặc hoàn toàn quá trình hoạt động logistics. e-logistics không phải là logistics phục vụ cho thương mại điện tử. Do thương mại điện tử tiếng Anh viết là e-commerce nên dễ có sự liên tưởng giữa 2 khái niệm này, nhưng thực tế đó là sự nhầm lẫn.

Vai trò của e-logistics?

TMĐT là mô hình bán hàng online thông qua kênh bán hàng trực tuyến. Với đặc thù là độ phủ thị trường rộng, độ phân tán hàng hóa cao, quy mô bán lẻ, tần suất mua lớn, mặt hàng đa dạng, thường yêu cầu giao hàng nhanh và thu tiền tận nơi.

Ví dụ cho thấy triển vọng phát triển e-logistics ở Việt Nam?

Ví dụ đầu tiên phải kể đến là DHL Express – công ty logistics nổi tiếng toàn cầu. Với số lượng đơn hàng vận chuyển trong khối thương mại điện tử đã tăng từ 10% năm 2013 lên hơn 20% năm 2016 trong tổng số các đơn hàng quốc tế. DHL Express là một trong những công ty tiên phong trong việc ứng dụng các tiến bộ của e-logistics trong hoạt động giao nhận cũng như quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng của mình.

Xem thêm: Phân đoàn là gì? (Cập nhật 2022)

Xem thêm: Tiếp tuyến là gì? (Cập nhật 2022)

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về E-logistics là gì? Tìm Hiểu về E-logistics ở Việt Nam. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo