Một trong những vấn đề được nhiều người đặc biệt quan tâm đó là vấn đề quyết toán thuế thu nhập cá nhân giảm trừ gia cảnh được pháp luật quy định như thế nào?
1. Một số khái niệm
Quyết toán là gì?
Quyết toán là việc kiểm tra, tập hợp lại toàn bộ khối lượng, giá trị, tính đúng đắn, hợp lý, hợp lệ, … của toàn bộ nội dung công việc đã làm của một cơ quan đối với 1 đơn vị nào đó. Trong kế toán, quyết toán có nghĩa là xác định số liệu kế toán của đơn vị kinh doanh trong 1 kỳ hoặc 1 giai đoạn nào đó.
Quyết toán thuế là gì?
Là việc xác định số liệu liên quan đến các khoản thuế của doanh nghiệp. Đây là công việc mà bất cứ doanh nghiệp nào đi vào hoạt động. Đây là một việc làm mang tính chất khách quan, đồng thời giữa Doanh Nghiệp và Cơ quan Thuế phải có “tiếng nói chung”, cùng nhau thống nhất trên cơ sở áp dụng pháp luật về thuế để soát xét về tính hợp lý của hóa đơn chứng từ phản ánh chi phí, doanh thu mà doanh nghiệp đã kê khai.
Thuế thu nhập cá nhân là gì?
- Hiện nay, chưa có định nghĩa chính xác, cụ thể về thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN). Tuy nhiên, dựa trên các quy định của pháp luật được ghi nhận tại Luật thuế thu nhập cá nhân, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, có thể hiểu thuế TNCN như sau:
- Thuế TNCN là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuếvà các khoản được giảm trừ gia cảnh.
2. Quyết toán thuế thu nhập cá nhân giảm trừ gia cảnh 2020
Để hiểu rõ quyết toán thuế thu nhập cá nhân giảm trừ gia cảnh chúng ta cần tìm hiểu tổng quan về thuế thu nhập cá nhân. Và căn cứ quy đinh của pháp luật hiện hành thì:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp của cả năm = (Thu nhập tính thuế bình quân tháng x Biểu thuế suất theo biểu lũy tiến từng phần) x 12 tháng.
Thu nhập tính thuế bình quân tháng = (Tổng thu nhập chịu thuế - tổng các khoản giảm trừ) : 12 tháng.
Trong đó, Các khoản được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế của cả năm = Tổng thu nhập đã nhận được trong năm – các khoản được xác định là miễn thuế trong năm.
Thu nhập tính thuế bình quân tháng
- Khi thực hiện quyết toán thuế năm thì thu nhập tính thuế bình quân tháng được xác định bằng tổng thu nhập chịu thuể cả năm – tổng các khoản giảm trừ của cả năm sau đó chia cho 12 tháng.
- Trường hợp cá nhân cư trú là công dân của quốc gia, vũng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc Hợp đồng lao động và rời Việt Nam sẽ được tính đủ theo tháng.
Giảm trừ gia cảnh
Để quyết toán thuế thu nhập cá nhân giảm trừ gia cảnh. Cụ thể các khoản giảm trừ gia cảnh sẽ được vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và Thông tư số 92/2015/TT-BTC. Và theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân; khoản 4, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân; Điều 12 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, việc giảm trừ gia cảnh được thực hiện như sau:
- Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú. Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.
Mức giảm trừ gia cảnh
- Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.
- Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh
Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế:
- Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.
- Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng).
Ví dụ 1: Ông E là người nước ngoài đến Việt Nam làm việc liên tục từ ngày 01/3/2014. Đến ngày 15/11/2014, ông E kết thúc Hợp đồng lao động và về nước. Từ ngày 01/3/2014 đến khi về nước ông E có mặt tại Việt Nam trên 183 ngày. Như vậy, năm 2014, ông E là cá nhân cư trú và được giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 đến hết tháng 11 năm 2014.
Ví dụ 2: Bà G là người nước ngoài đến Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 21/9/2013. Ngày 15/6/2014, Bà G kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ ngày 21/9/2013 đến ngày 15/6/2014 Bà G có mặt tại Việt Nam 187 ngày. Như vậy trong năm tính thuế đầu tiên (từ ngày 21/9/2013 đến ngày 20/9/2014), Bà G được xác định là cá nhân cư trú của Việt Nam và được giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 9/2013 đến hết tháng 6/2014.
- Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.
Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
- Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
- Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.
- Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
- Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
Một số lưu ý:
Người phụ thuộc: Theo quy định của pháp luật thì người phụ thuộc bao gồm:
- Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm:
- Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng). Ví dụ 10: Con ông H sinh ngày 25 tháng 7 năm 2014 thì được tính là người phụ thuộc từ tháng 7 năm 2014.
- Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
- Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
- Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng điệu kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.
- Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.
- Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này bao gồm:
- Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.
- Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.
- Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.
- Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
- Cá nhân được tính là người phụ thuộc phải đáp ứng các điều kiệnsau:
- Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
- Không có thu nhập hoặc cóthu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
- Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc cóthu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
Nội dung bài viết:
Bình luận