Dịch vụ lập và nộp tờ khai thuế GTGT theo quý (Cập nhật 2024)

Ngày nay khi mà nhà nước quản lý chặt chẽ các loại thuế thì người nộp thuế cần chú trọng vào việc khai và nộp thuế để tránh phát sinh các rủi ro không mong muốn trong quá trình hoạt động. Trong đó có việc nộp tờ khai thuế GTGT. Vì vậy, bài viết này cung cấp chi tiết về dịch vụ lập và nộp hồ sơ khai thuế GTGT theo quý mới nhất.

DV lập và nộp tờ khai thuế GTGT theo quý
DV lập và nộp tờ khai thuế GTGT theo quý

ACC là đơn vị chuyên cung cấp các quy định pháp lý cần thiết, đầy đủ và nhanh chóng nhất về dịch vụ lập và nộp tờ khai thuế GTGT theo quý mới nhất. Mời bạn tham khảo chi tiết dịch vụ này.

1. Khái niệm về lập và nộp tờ khai thuế GTGT

Thuế GTGT: Thuế giá trị gia tăng (VAT)là: Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng 2008, thuế giá trị gia tăng là thuế tính thêm giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch  vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông cho đến khi tiêu dùng.

Tờ khai thuế: Là văn bản theo mẫu do Bộ tài chính quy định được người nộp thuế để kê khai các thông tin nhằm xác định số thuế phải nộp.

2. Quy định pháp luật về thuế GTGT

Đối tượng chịu thuế GTGT

Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT.

Đối tượng không chịu thuế GTGT

Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bổ sung theo thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về một số đối tượng không phải chịu thuế GTGT, gồm:

    • Nông, thủy sản chưa chế biến; vật nuôi, giống cây trồng; muối; dịch vụ tín dụng.
    • Dịch vụ vận chuyển hàng hóa công cộng.

Thông tư 219/2013/TT-BTC cũng quy định một số trường hợp cụ thể mà tổ chức, cá nhân không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT, gồm;

  • Nhận các khoản thu bồi thường bằng tiền.
  • Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản.
  • Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT cho doanh nghiệp, hợp tác xã.

Thông tư 193/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 219/2013/TT-BTC cũng liệt kê một số trường hợp cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.

  • Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp.
  • Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp;
  • Thu đòi người thứ 3 của hoạt động bảo hiểm.
  • Nhận các khoản thù lao từ cơ quan Nhà nước do thực hiện hoạt động thu hộ, chi hộ các cơ quan Nhà nước …

Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhậu khẩu).

3. Quy định về đối tượng, điều kiện nộp tờ khai GTGT theo quý

Theo Điều 15 Thông tư 151/2014/TT-BTC quy định về đối tượng phải nộp tờ khai GTGT theo quý:

  • Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống.
  • Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh việc khai thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý.

4. Cách xác định doanh thu để nộp tờ khai GTGT theo quý

  • Cách xác định doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ năm trước liền kề làm điều kiện xác định đối tượng khai thuế GTGT theo quý.
  • Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là tổng doanh thu trên các tờ khai thuế GTGT của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch (bao gồm cả doanh thu chịu thuế GTGT và doanh thu không chịu thuế GTGT).
  • Trong trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính cho đơn vị trực thuộc thì doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị trực thuộc.

5. Thời kỳ khai thuế GTGT theo quý ổn định

  • Việc thực hiện khai thuế theo quý được ổn định trọn năm dương lịch và ổn định theo chu kỳ 3 năm. Riêng chu kỳ ổn định đầu tiên được xác định tính kể từ ngày 01/10/2014 đến hết ngày 31/12/2016.
  • Trong chu kỳ khai thuế ổn định theo quý, nếu người nộp thuế tự phát hiện hoặc qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế kết luận doanh thu của năm trước liền kề của chu kỳ khai thuế ổn định này trên 50 tỷ đồng, người nộp thuế không đủ điều kiện để khai thuế giá trị gia tăng theo quý của chu kỳ ổn định đó thì từ năm tiếp theo liền kề của năm phát hiện cho đến hết chu kỳ ổn định, người nộp thuế phải thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng.

6. Thời gian nộp tờ khai thuế GTGT theo quý

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy đinh về nộp tờ khai thuế GTGT theo quý: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý,tạm tính theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Tuy nhiên bắt đầu từ ngày 01/07/2020, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 sẽ có hiệu lực làm cho thời hạn nộp báo cáo của một số loại thuế sẽ thay đổi như sau;

  • Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT theo quý sẽ tăng thêm 01 ngày so với quy định cũ tại thông tư 156/2013/TT-BTC.

Thời gian nộp tờ khai thuế GTGT trùng ngày nghỉ: Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 156/2013/TT-BTC có quy định;

  • Trường hợp thời hạn được tính bằng “ngày” thì tính liên tục theo ngày dương lịch, kể cả ngày nghỉ theo quy định.
  • Trường hợp thời hạn được tính bằng “ngày làm việc” thì tính theo ngày làm việc của cơ quan hành chính nhà nước trừ ngày nghỉ theo quy định.
  • Trường hợp thời hạn là một ngày cụ thể thì ngày bắt đầu tính hết thời hạn là ngày tiếp theo của ngày cụ thể đó.
  • Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn giải quyết thủ tục hành chính trùng với ngày nghỉ theo quy định thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó.

Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT theo từng quý cụ thể:

  • Hạn nộp tờ khai thuế GTGT quý I: hạn chót nộp tờ khai là ngày: 30/04
  • Hạn nộp tờ khai thuế GTGT quý II: hạn chót nộp tờ khai là ngày: 30/07
  • Hạn nộp tờ khai thuế GTGT quý III: hạn chót nộp tờ khai là ngày: 30/10
  • Hạn nộp tờ khai thuế GTGT quý IV: hạn chót nộp tờ khai là ngày: 30/01 của năm dương lịch tiếp sau đó.

7. Đăng ký nộp tờ khai GTGT theo quý

Trước tiên nộp tờ khai GTGT các bạn phải xác định doanh nghiệp mình thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp.

  • Đối với trường hợp kê khai theo phương pháp khấu trừ theo quy định tại tại Điều 12 thông tư 2019 /2013/TT-BTC doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm:
    • Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp.
    • Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp.
  • Như vậy: Có 02 đối tượng được kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ là doanh nghiệp có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ trở lên và doanh nghiệp đăng ký tự nguyện.
  • Đối với trường hợp doanh nghiệp lựa chon phương pháp nộp tờ khai GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh nghiệp gửi tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 01/GTGT, 02/GTGT đến cơ quan thuế.
  • Đối với trường hợp nộp tờ khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu theo Khoản 2 Điều 13 thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:
    • Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu 1 tỷ đồng (trừ trường hợp đăng ký tự nguyên áp dụng phương pháp khấu trừ).
    • Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập.
    • Hộ, cá nhân kinh doanh.
    • Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
    • Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã.
  • Đối với trường hợp doanh nghiệp lựa nộp tờ khai GTGT theo phương pháp trực tiếp thì gửi tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 03/GTGT, 04/GTGT đến cơ quan thuế.

8. Quy định về nguyên tắc và phạt chậm nộp tờ khai thuế GTGT theo quý

Nguyên tắc khai thuế GTGT theo quý

  • Đối với loại thuế khai theo tháng, quý, tạm tính theo quý hoặc năm, nếu trong kỳ tính thuế không phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc người nộp thuế đang thuộc diện được hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế thì người nộp thuế vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định, (trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động kinh doanh và trường hợp tạm ngừng kinh doanh).
  • Đối với loại thuế khai theo tháng hoặc khai theo quý, kỳ tính thuế đầu tiên được tính từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh đến ngày cuối cùng của tháng hoặc quý, kỳ tính thuế cuối cùng được tính từ ngày đầu tiên của tháng hoặc quý đến ngày kết thúc hoạt động kinh doanh. Kỳ tính thuế năm của thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế tài nguyên được tính theo năm dương lịch hoặc năm tài chính của người nộp thuế. Kỳ tính thuế năm của các loại thuế khác là năm dương lịch.
  • Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh và không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế nghỉ kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.
  • Hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải thực hiện kê khai thuế theo quy định. Trường hợp người nộp thuế ra kinh doanh trước thời hạn theo thông báo tạm ngừng kinh doanh thì phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp đồng thời thực hiện nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.

Phạt chậm nộp tờ khai thuế GTGT theo quý

  • Theo Điều 9 Thông Tư 166/TT-BTC quy định về chậm nộp tờ khai thuế GTGT theo quý nhứ sau:
    • Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
    • Phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày.
    • Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không dưới 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.
    • Phạt tiền 2.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.
    • Phạt tiền 2.800.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.600.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.
    • Phạt tiền 3.500.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  • Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày.
  • Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp hoặc trường hợp quy định tại Khoản 9 Điều 13 Thông tư 166/2013/TTBTC.
  • Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (trừ trường hợp pháp luật có quy định không phải nộp hồ sơ khai thuế).
  • Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm.

Trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định và cơ quan thuế đã ra quyết định ấn định số thuế phải nộp. Sau đó trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế hợp lệ và xác định đúng số tiền thuế phải nộp của kỳ nộp thuế thì cơ quan thuế xử phạt hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và Khoản 6 Điều này và tính tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định. Cơ quan thuế phải ra quyết định bãi bỏ quyết định ấn định thuế.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (606 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo