Đương sự trong vụ việc dân sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách do có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự. Do đó, việc xác định đương sự đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy đương sự ở nước ngoài là gì? Làm sao để xác định đương sự ở nước ngoài? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của ACC.
Đương sự ở nước ngoài
1. Khái niệm đương sự trong việc dân sự
Trong các vụ việc dân sự, có một số người tham gia tố tụng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự tham gia tố tụng với mục đích là bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp của mình. Họ là đối tượng trong vụ việc được toà án giải qụyết. Trong một số trường hợp tuy họ không có quyền, lợi ích liên quan đến vụ việc dân sự nhưng lại tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước trong lĩnh vực được giaọ phụ trách. Hoạt động tố tụng của họ có ảnh hưởng lớn đẹn quá trình giải quyết vụ việc dân sự, có thể dẫn đến việc phát sinh, thay đổi hoặc đình chỉ tố tụng. Những người tham gia tố tụng này được gọi là đương sự trong vụ việc dân sự.
Đương sự trong vụ việc dân sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách do có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự.
Đương sự trong việc dân sự là cơ quan tổ chức cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền, lợi nghĩa vụ liên quan.
Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Các đương sự tham gia quan hệ pháp luật một cách chủ động nhằm bảo vệ quyền lợi của chính mình hoặc của người khác. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng quy định rất cụ thể về thế nào là đương sự trong vụ việc dân sự, và cũng quy định cụ thể từng đương sự một.
2. Đương sự ở nước ngoài là gì?
2.1. Đương sự ở nước ngoài theo Bộ luật tố tụng dân sự
Tại bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 không có quy định một định nghĩa cụ thể về đương sự nước ngoài. Tuy nhiên trong bộ luật dân sự 2015 cũng có một số quy định đề cấp đến đương sự nước ngoài trong giải quyết vụ án. Theo đó tại điều 469 quy định về thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài có quy định như sau:
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp sau đây:
- Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam
- Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan tổ chức có chi nhánh văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam.
- Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam
2.2. Đương sự trong nghị quyết 03/2012/NĐ-HĐTP
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 không đưa ra một khái niện cụ thể về đương sự nước ngoài. Tuy nhiên nghị quyết 2012 có quy định cụ thể về đương sự nước ngoài. Cụ thể là tại khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 03/2012/NĐ-HĐTP có quy định đương sự ở nước ngoài bao gồm:
- Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm mà tòa án thụ lý vụ việc dân sự.
- Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn , học tập công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm tòa thụ lý vụ việc dân sự
- Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm tòa thụ lý vụ việc dân sự.
- Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm tòa thụ lý vụ việc dân sự.
- Cơ quan tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm tòa thụ lý vụ việc dân sự.
Như vậy tại Nghị quyết 03/2012/NĐ-HĐTP nghị quyết hướng dẫn thi hành một số quy định trong quần thứ nhất những quy định chung của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định rất cụ thể từng trường hợp một về đương sự nước ngoài.
Như vậy tại điều 7 nghị quyết số 03/2012/NĐ-HĐTP là hướng dẫn và phân loại chi tiết các trường chủ thể là người nước ngoài mà không định nghĩa đối với chủ thể " người nước ngoài" là gì nên không trái với việc xác định yếu tố nước ngoài trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và khái niệm "người nước ngoài " của luật cư trú.
3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến đương sự nước ngoài.
3.1. Thẩm quyền chung của Tòa án
Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì tại điều 469 Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau đây
- Tòa án Việt nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài khi bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam.
- Thứ hai là tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài khi bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan tổ chức đó tại Việt Nam
- Thứ ba là Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài khi bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam
-Thứ tư là Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đối với vụ việc li hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài đang cư trú làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam.
- Thứ năm là Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đối với vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc đó thực hiên trên lãnh thổ Việt Nam.
- Thứ sáu tòa án Việt Nam giải quyết một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đối với vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lâp, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.
Trên đây là toàn bộ những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài mà tòa án có thẩm quyền giải quyết, đã được quy định một cách cụ thể rõ ràng trong bộ luật tố tụng dân sự 2015
3.2. Thẩm quyền riêng biệt của tòa án
Tại điều 470 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định cụ thể về thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam . Theo đó những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền riêng việt của Tòa án Việt Nam
- Đầu tiên đó là vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam.
- Trường hợp thứ hai là vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả vợ chồng cư trú làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam;
- Trường hợp thứ ba là vụ án dân sự khác mà bên được lựa chọn tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn tòa Việt Nam
Những việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam đó là những việc sau"
- Các yêu cầu không có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự quy định tại khoản 1 điều 470 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
- Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.
- Tuyên bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ việt nam
- Tuyên bố người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự,mất năng lực hành vi dân sự nếu tuyên bố đó liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam.
- Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy tại Điều 470 đã quy định cụ thể chi tiết từng trường hợp về những vụ án và vụ việc mà tòa án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt.
3.3. Các trường hợp giới hạn thẩm quyền
Các trường hợp giới hạn thẩm quyền bao gồm: lựa chọn phương thức giải quyết của trọng tài hoặc lựa chọn tòa án nước ngoài đây là một trong những trường hợp giới hạn thẩm quyền cơ bản trong tư pháp quốc tế của nhiều nước.
- Các bên lựa chọn phương thức giải quyết bằng tòa trọng tài : đây là một phương thức giải quyết khác biệt với Tòa án. Việc lựa chọn phương thức giải quyết tòa trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp tư, các bên được lựa chọn trọng tài viên và có nhiều ưu điểm như là được giải quyết một cách bí mật có thể bảo mật được thông tin, bảo mật bí mật kinh doanh... những điều mà tại tòa án không làm được. Khi thỏa thuận trọng tài đã có hiệu lực thì tòa án phải từ chối thẩm quyền mà không phân biệt vụ việc đó có thuộc thẩm quyền riêng biệt hay không.
- Các bên thỏa thuận lựa chọn tòa án nước ngoài: khi các bên đã lựa chọn tòa án nước ngoài để giải quyết tranh chấp thì tòa án Việt Nam sẽ không có thẩm quyền giải quyết nữa cho du có thuộc vào một trong các trường hợp quy định tại điều 469 bộ luật tố tụng dân sự 2015. Điều này thể hiện sự thiện chí, tôn trọng các bên trong việc lựa chọn Tòa án để giải quyết các tranh chấp. Khi các bên lựa chọn tòa án nước nào để giải quyết thì tòa án nước đó có thẩm quyền riêng biệt với vụ việc đó và các quốc gia thành viên khác không được lựa chọn sẽ không có thẩm quyền giải quyết mà phải trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ với vụ việc đó.
Tuy nhiên đối với những vụ án thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam thì tòa án Việt Nam sẽ không công nhận các bản án của tòa án nước ngoài cho nên trong trường hợp thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án việt năm thì bắt buộc các bên phải giải quyết tại Việt Nam để bản án có thề thi hành trên lãnh thổ Việt Nam.
Trên đây là những thông tin ACC muốn chia sẻ đến độc giả về đương sự ở nước ngoài. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết hay cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận