Đường lối là gì? (cập nhật 2024)

Đường lối của Đảng giữ một vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Vậy đường lối là gì? Để hiểu thêm về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo các thông tin liên quan dưới đây!

Đường Lối Là Gì

1. Đường lối là gì? 

Đường lối là tư tưởng, chuẩn tắc cơ bản về phương hướng, nhiệm vụ, phương châm, lực lượng, phương thức tổ chức thực tiễn về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá - xã hội, tư tưởng, tổ chức... do một nhà nước, một chính đảng hay một tổ chức chính trị xã hội vạch ra nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định trong một thời kỳ nhất định.

2. Mối quan hệ giữa đường lối của Đảng và pháp luật

Theo Hiến pháp, Đảng là lực lượng lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội. Giữa pháp luật và đường lối của Đảng có mối liên hệ mật thiết, thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, đường lối của Đảng là tư tưởng chỉ đạo cho việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.

Những vấn đề chính trị khi trở thành Đường lối của Đảng thì có giá trị rất to lớn trong đời sống xã hội, tác động mạnh mẽ đến hệ thống pháp luật. Vì thế, pháp luật không chỉ là vấn đề chuyên môn mà phải chứa đựng các quan điểm, đường lối chính trị của Đảng như V.I. Lênin đã nói: Chính trị là “linh hồn của pháp luật” 

Thứ hai, đường lối của Đảng không thay thế vai trò của pháp luật, nhất là trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân hiện nay.

Đường lối của Đảng là quan điểm chính trị của một tổ chức đảng trong xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội, đường lối của Đảng được thể chế hoá thành các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. 

Đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước có tính độc lập tương đối bởi sự phân  định rõ vị trí, chức năng của Đảng và Nhà nước trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Thể chế hoá không phải là việc sao chép máy móc những nội dung trong đường lối của Đảng thành pháp luật. 

Pháp luật không thể phản ánh thụ động các nội dung trong đường lối của Đảng. Hoạt động lập pháp, thi hành và bảo vệ pháp luật là những hoạt động mang tính sáng tạo của Nhà nước. Đảng không thể làm thay Nhà nước trong các hoạt động đó.

Thứ ba, sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tất yếu gắn chặt với quá trình thể chế hóa đường lối của Đảng vào thực tiễn hoạt động của bộ máy nhà nước.

Hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay là kết quả quá trình thể chế hóa đường lối của Đảng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. 

3. Thể chế hóa đường lối của Đảng hiện nay

3.1. Một số đặc điểm chung của thể chế hóa đường lối của Đảng:

– Đường lối của Đảng được hoạch định trước tiên: Đây là đặc điểm thể hiện tính tiên phong của đảng, vai trò của Đảng trong việc lãnh đạo đất nước. Lãnh đạo bằng đường lối là phương thức lãnh đạo chủ yếu của Đảng, đồng thời quy định đặc điểm của thể chế hoá ở Việt Nam, Đảng lãnh đạo toàn diện đối với Nhà nước do đó, pháp luật trở thành công cụ để cụ thể hóa đường lối của Đảng.

– Thể chế hoá thuộc phạm vi hoạt động xây dựng hệ thống pháp luật, do đó, thể chế hóa là kết quả của hoạt động lập pháp.

– Thể chế hoá là hoạt động của Nhà nước, hoạt động đó cũng được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

 – Thể chế hoá là hoạt động thể hiện quá trình nhận thức chính trị và nhận thức pháp luật của Đảng và Nhà nước ta.

3.2. Những kết quả và hạn chế của thể chế hóa đường lối của Đảng

Về kết quả

 – Kết quả thể chế hoá là đã hình thành hệ thống pháp luật tương đối đồng bộ, ổn định đảm bảo tính công khai, minh bạch. Tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho hoạt động quản lý xã hội của Nhà nước cùng sự vận hành ổn định, an toàn các quan hệ kinh tế – xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Về hạn chế:

– Năng lực thể chế hóa đường lối của Đảng thành pháp luật chưa tương xứng với nhiệm vụ, yêu cầu và tính chất của hoạt động này

– Việc thể chế hoá nhiều khi còn chậm, không đồng bộ; chương trình lập pháp còn chưa có tính khả thi cao để thực hiện hiệu quả trên thực tế.

– Nhiều đạo luật chỉ mang tính định khung, nếu muốn triển khai áp dụng vào thực tiễn phải đợi văn bản dưới luật quy định chi tiết hướng dẫn thi hành.

– Chưa huy động có hiệu quả sự tham gia của các chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm trong việc xây dựng dự án luật, pháp lệnh; cơ chế pháp lý cho sự tham gia xây dựng, phản biện các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác của các tổ chức xã hội, các hiệp hội nghề nghiệp chưa được hoàn thiện

 – Quy trình thể chế hóa đường lối của Đảng thành pháp luật của Nhà nước chưa được luật hoá đầy đủ, cụ thể.

4. Một số câu hỏi thường gặp

4.1. Thế chế hóa là gì?

Thể chế hoá là hoạt động xây dựng pháp luật của Nhà nước trên cơ sở quán triệt định hướng tư tưởng, nội dung cơ bản trong đường lối của Đảng về điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định của đất nước. 

4.2. Chủ trương là gì?

Theo nghĩa rộng, chủ trương là ý định, quyết định về phương hướng hành động (thường là về công việc chung) theo từ điển Tiếng Việt. 

Theo nghĩa hẹp, chủ trương là ý định, quyết định của tổ chức, cơ quan có thẩm quyền về phương hướng, chương trình, kế hoạch hành động của cả nước hay của từng ngành, từng địa phương hoặc trên từng lĩnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại… nhằm đẩy mạnh việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Trên đây là toàn các thông tin tham khảo về khái niệm đường lối mà ACC mong muốn cung cấp đến bạn đọc. Hy vọng các thông tin trên có thể giúp bạn đọc phần nào hiểu hơn về đường lối là gì. Nếu bạn đọc có các thắc mắc về quy định pháp luật hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý, bạn đọc có thể liên hệ đến Công ty Luật ACC qua số hotline 1900 3330 để chúng tôi hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo