CDC Hà Nội đã niêm yết danh bạ đường dây nóng COVID-19 trên địa bàn TP để giúp người dân giải đáp các thắc mắc, các vấn đề liên quan đến y tế, tiếp nhận phản ánh, khai báo y tế, cấp cứu... trong mùa dịch.Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC xin gửi tới quý khách hàng thông tin về Đường dây nóng hỗ trợ covid - 19 của bộ y tế. Mời khách hàng cùng theo dõi.
1. Vị trí, chức năng của Bộ y tế
Trước khi trả lời câu hỏi Đường dây nóng của Bộ y tế là số nào? cần nắm được vị trí, chức năng của Bộ y tế.
– Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực:
Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Bộ y tế thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
– Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
– Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, công trình quan trọng quốc gia sau khi được phê duyệt;
– Thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và theo dõi tình hình thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;…
2. Số đường dây nóng của Bộ y tế là số nào?
– Bắt đầu từ năm 2016 toàn ngành Y tế đã công bố một số điện thoại đường dây nóng duy nhất trên toàn quốc là 1900- 9095. Cách làm này sẽ giống cách điều hành các hệ thống khẩn cấp khác như: 113 (công an), 115 (cấp cứu)…
– Nhờ đó Bộ Y tế có thể biết được tình trạng hoạt động của các số điện thoại trực đường dây nóng của các cơ sở.
– Đường dây nóng của Bộ y tế là số nào? Bộ Y tế hiện sử dụng một số điện thoại đường dây nóng qua tổng đài 19009095 do Tổng Công ty Viễn thông Viettel cung cấp nhằm tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Các cuộc gọi đến tổng đài này đều được ghi âm.
– Với mục tiêu giúp người dân chỉ cần nhớ duy nhất một số điện thoại nóng, Viettel đã hỗ trợ Bộ Y tế bổ sung tính năng trượt cuộc gọi từ tổng đài đến các cơ sở y tế.
Theo đó, điện thoại viên lọc ý kiến phản ánh của người dân, chỉ chuyển cuộc gọi đúng phạm vi tiếp nhận đến lãnh đạo các bệnh viện, sở y tế. Những cuộc gọi không đúng phạm vi hoặc cố tình quấy rối được chuyển qua tổng đài tư vấn.
– Trong thời gian dịch covid-19 Bộ Y tế đã vận hành đường dây nóng ngành Y tế (1900-9095) và số tư vấn chăm sóc khách hàng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (1900-3228) để trả lời giải đáp các phản ánh của người dân trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
– Tuy nhiên, từ ngày 01/8/2020 trở đi, Bộ Y tế chỉ sử dụng duy nhất số đường dây nóng ngành y tế (1900-9095) để trả lời các phản ánh của người dân trong công tác phòng chống Covid-19, thay vì cùng sử dụng song song hai số điện thoại như trước.
3. Ý nghĩa tổng đài đường dây nóng của Bộ y tế
Đường dây nóng của Bộ y tế là số nào? đã được trả lời ở nội dung trên, việc xây dựng Tổng đài tự động thống nhất đường dây nóng cho Bộ Y tế trên toàn quốc nhằm đảm bảo các tính năng như:
Chuyển cuộc gọi phản ánh của bệnh nhân/người nhà bệnh nhân đến trực tiếp lãnh đạo các bệnh viện, Sở Y tế và Bộ Y tế, đồng thời đảm bảo theo dõi luồng tiếp nhận, chuyển tiếp, xử lý phản ánh của bệnh nhân/người nhà bệnh nhân tại mọi thời điểm.
Bên cạnh đó, tổng đài 19009095 còn có tính năng xuất báo cáo ghi âm, kiểm soát và lưu trữ 100% cuộc gọi trên hệ thống Tổng đài và đảm bảo hệ thống vận hành bảo mật, hoạt động 24h/7.
Các cuộc gọi đến số điện thoại này sẽ được tổng đài chuyển cho nơi, người có chức năng cũng như địa bàn gần nhất giải quyết nhanh chóng, hiệu quả. Việc làm này giúp làm rõ từng vụ việc, vấn đề (nếu cần thiết).
Với việc thống nhất một đường dây nóng trên toàn quốc như vậy, Bộ Y tế hy vọng hiệu quả và mục đích của việc thiết lập đường dây nóng ngành Y tế sẽ được nâng cao.
Ngoài ra khi có những phản hồi liên quan đến vấn đề y tế có thể gửi thông tin qua email của bộ y tế theo địa chỉ:
Email: [email protected].
4. Cách gọi đến tổng đài của Bộ y tế
Để gọi đến tổng đài của Bộ y tế bấm gọi theo số 19009095, sau khi gọi đến tổng đài sẽ nghe và làm theo hướng dẫn để bấm các phím phù hợp với mục đích liên hệ của mình.
Sau khi bấm phím phù hợp thì sẽ chờ để được kết nối với tổng đài viên để được tư vấn, giải đáp thắc mắc các vấn đề về y tế.
5. Cước phí gọi đến tổng đài Bộ y tế bao nhiêu tiền?
– Người dân khi gọi điện đến tổng đài 19009095 sẽ được thông báo tự động về cước phí trước khi gặp điện thoại viên là 1.000 đồng/phút.
– Mức phí này là nhằm duy trì hoạt động của đường dây nóng, đồng thời cũng để giảm thiểu những cuộc gọi không đúng mục đích, thậm chí chỉ để tán gẫu, làm phiền nhân viên tổng đài.
6. Đường dây nóng hỗ trợ covid - 19 của bộ y tế
Theo đó, trong danh bạ này có đường dây nóng của Bộ Y tế: 19003228; Sở Y tế Hà Nội: 19009095;
Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội: 1022 hoặc 0241022-Nhánh 1 (bấm phím 1) kết nối với Trung tâm cấp cứu 115, nhánh 2 (bấm phím 2) kết nối với CDC Hà Nội, nhánh 3 (bấm phím 3) kết nối với mạng lưới thầy thuốc đồng hành, nhánh 4 (bấm phím 4) phản ánh về vi phạm phòng, chống dịch;
Trong đó, khi lựa chọn Nhánh 3 kết nối đến Mạng lưới thầy thuốc đồng hành, người dân sẽ được hỗ trợ tư vấn chăm sóc sức khỏe trực tuyến liên quan đến dịch COVID-19, đặc biệt là người mắc COVID-19.
Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành do Sở Y tế Hà Nội và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp triển khai nhằm huy động nguồn lực xã hội tư vấn người nhiễm hoặc có nguy cơ cao mắc COVID-19 tại cộng đồng, hỗ trợ tăng cường cho ngành Y tế Hà Nội.
Số điện thoại của Kiểm dịch y tế tại sân bay Nội Bài: 0916865570; Bệnh viện Đa khoa Đống Đa: 02485822392; CDC Hà Nội: 0969082115; 0949396115 và số điện thoại y tế của 30 quận, huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn.
Danh bạ đường dây nóng COVID-19 trên địa bàn TP Hà Nội.
Bằng những kênh tiếp nhận trên, người dân có thể phản ánh những sai phạm trong công tác phòng chống dịch; việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch trong cộng đồng; nguy cơ tiếp xúc các ca bệnh xuất hiện trong cộng đồng; thông tin không đúng sự thật...
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong đợt dịch thứ 4 (tính từ 27/4 đến sáng 5/9), TP đã ghi nhận 3.480 ca COVID-19, trong đó có 1.562 ca ghi nhận ngoài cộng đồng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội khuyến cáo, người dân cần tuân thủ thực hiện "5K", khai báo y tế. Khi có một trong các biểu hiện như: Sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, người dân cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi cư trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí, nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc COVID-19.
Có thể khách hàng cũng quan tậm: Quy định về đường dây nóng của bộ y tế (Cập nhật 2023)
Tham khảo thêm bài viêt sau đây: Đường dây nóng mới nhất 2023 của bộ y tế là số nào?
7 Giới thiệu dịch vụ pháp lý của Công ty Luật ACC
Đến với ACC chúng tôi, Quý khách sẽ được cung cấp những dịch vụ tư vấn tốt nhất với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm cùng với chuyên viên pháp lý luôn có mặt trên 63 tỉnh/thành phố đã và đang thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý.
>>>Tại ACC cũng cung cấp Công văn 1379/BHXH-BT, mời bạn đọc tham khảo!!
Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến Đường dây nóng hỗ trợ covid - 19 của bộ y tế. Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn:
Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
✅ Thủ tục: | ⭕ Cụ thể - Chi tiết |
✅ Dịch vụ: | ⭐ Trọn gói - Tận Tâm |
✅ Zalo: | ⭕ 0846967979 |
✅ Hỗ trợ: | ⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: | ⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Bình luận