Đường dân sinh là gì? (Cập nhật 2022)
Đường giao thông có rất nhiều loại, trong đó khá phổ biến là đường dân sinh. Vậy Đường dân sinh là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1.Đường dân sinh là gì
Đường dân sinh là một dạng của đường giao thông nông thôn, được xây dựng chủ yếu phục vụ đi lại, sinh hoạt và sản xuất của người dân, do vậy không đòi hỏi cao về quy mô và cấp hạng kỹ thuật. Bề rộng nền đường thường nhỏ hơn 3,0 m, mặt đường được cứng hoá bằng bê tông xi măng, rải nhựa hoặc bằng vật liệu sẵn có như gạch, đá sỏi, cấp phối suối hoặc đường đất…
Đường dân sinh chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân giữa các cụm dân cư, các hộ gia đình và từ nhà đến nương rẫy, ruộng đồng, cơ sở sản xuất, chăn nuôi nhỏ lẻ... Phương tiện giao thông trên các tuyến đường dân sinh chủ yếu là xe đạp, xe mô tô hai bánh, xe kéo tay, ngựa thồ. |
2. Yêu cầu cơ bản của thiết kế tuyến đường
Việc xây dựng đường dân sinh phải phù hợp với Quy hoạch phát triển giao thông vận tải và quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Các tuyến đường sử dụng hợp lý địa hình, vận dụng chính xác các tiêu chuẩn mặt cắt ngang, bình đồ và mặt cắt dọc để tiến hành thiết kế, khi điều kiện cho phép nên cố gắng sử dụng chỉ tiêu kỹ thuật cao.
Tuyến đường thiết kế cần duy trì cân bằng sinh thái, chú ý đến bảo vệ môi trường, chú ý phối hợp giữa các môi trường địa phương và cảnh quan, hạn chế giải phóng mặt bằng nhà ở và đất nông nghiệp, không xâm phạm phạm vi di tích lịch sử và gây thiệt hại đến hiện vật lịch sử của địa phương theo quy định hiện hành.
Khi qua các thị trấn và các khu định cư đông đúc, tuyến đường nên đi ven mà không cắt qua, tạo thuận tiện cho dân nhưng tránh ùn tắc và tai nạn giao thông
3. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014 Đường giao thông nông thôn - Yêu cầu thiết kế
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về thiết kế xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp đường giao thông nông thôn (GTNT).
Khi thiết kế đường giao thông nông thôn có liên quan đến các công trình khác, ngoài việc áp dụng theo tiêu chuẩn này cần phải tuân theo các quy định hiện hành về các công trình đó.
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ định nghĩa sau:
3.1. Đường giao thông nông thôn (GTNT) bao gồm các tuyến nối tiếp từ hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ đến tận các làng mạc, thôn xóm, ruộng đồng, trang trại, các cơ sở sản xuất, chăn nuôi… phục vụ sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp và phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của các địa phương, xem Phụ lục A.
3.2. Đường thôn: nối từ đường huyện, đường xã hoặc các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương đến các đồng ruộng, nương rãy, trang trại, các cơ sở sản xuất, chăn nuôi... hoặc đến các thôn, làng, ấp, bản lân cận.
3.3. Đường dân sinh: nối từ đường xã, đường thôn hoặc các cụm dân cư đến đồng ruộng, nương rãy, cơ sở sản xuất... hoặc đến các cụm dân cư, các hộ gia đình lân cận.
3.4. Đường vào khu vực sản xuất (KVSX): nối từ quốc lộ, tỉnh lộ hoặc trung tâm hành chính của huyện đến các khu vực sản xuất, gia công, chế biến Nông Lâm Thủy Hải sản thuộc huyện quản lý (vùng trồng cây công nghiệp, cánh đồng mẫu lớn, đồng muối, làng nghề, trang trại và các cơ sở tương đương).
Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào hiểu được về những quy định về đường dân sinh là gì. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện. Ngoài ra liên quan đến chủ đề trên bạn đọc có thể tham khảo các bài viết cụ thể hơn như đường 1 chiều là gì? và dự toán ngân sách nhà nước của chúng tôi. Như vậy, bài viết trên đây của Luật ACC đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin giải đáp đường dân sinh là gì cùng các vấn đề xoay quanh. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích, cần thiết, giúp cho những ai đang quan tâm đến vấn đề này có thể hiểu rõ hơn về đường dân sinh.
Nội dung bài viết:
Bình luận