Đường công vụ là gì? Đây có lẽ là câu hỏi của nhiều người khi nghe nhắc tới cụm từ "đường công vụ". Bởi lẽ, hiện nay có rất nhiều loại đường với những tên gọi và mục đích khác nhau, được điều chỉnh bởi Luật giao thông đường bộ 2008, tuy nhiên luật này không quy định về đường công vụ. Do đó, bài viết này sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc về đường công vụ là gì? (cập nhật 2022).
Đường công vụ là gì? (cập nhật 2022)
1. Đường công vụ là gì?
Công vụ là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các văn bản pháp luật cũng như đời sống kinh tế – xã hội, thông thường công vụ được hiểu là một loại lao động mang tính quyền lực Nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước nhân danh nhà nước để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có bất kỳ một văn bản nào giải thích thuật ngữ công vụ là gì. Công vụ được thực thi bởi đội ngũ cán bộ, công chức được tuyển dụng theo quy định của pháp luật và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Còn đối với khái niệm đường công vụ thì hiện nay cũng chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa về đường công vụ. Nhưng có thể hiểu đường công vụ là đường dành cho một mục đích nhất định nào đó, ví dụ: Đường công vụ trên sân đỗ tàu bay là tuyến đường sử dụng cho người và các phương tiện làm nhiệm vụ di chuyển từ khu vực này đến khu vực khác trên sân đỗ tàu bay của cảng hàng không.
2. Một số vấn đề liên quan đến đường công vụ hiện nay
Tuyến đường công vụ Ba Hiếu bị xuống cấp
Theo phản ánh của người dân, đường Công Vụ - Ba Hiếu, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, đang bị xuống cấp và có nhiều lỗ hổng lớn gây nguy hiểm cho bà con qua lại khi vào ban đêm, vì không có đèn đường. Bà Nguyễn Thị Thu, sinh sống cạnh tuyến đường cho biết, đây là tuyến đường chính, lượng xe tải lưu thông lớn nên mặt đường xuống cấp nhanh chóng, mặc dù chính quyền địa phương đã giặm vá 2-3 lần. Theo ghi nhận, trên tuyến đường này, ngoài khu dân cư còn có trường mầm non nên không chỉ xe tải, mà xe con, xe gắn máy qua lại rất nhiều.
Liên quan vấn đề này, ông Phạm Văn Út Chót, Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Vị Thủy nhìn nhận, đường Công Vụ - Ba Hiếu là một trong những trục đường chính để nối Đường tỉnh 931B với Quốc lộ 61C. Mặt khác, do cầu Gốc Mít đang tháo dỡ làm cống nên lượng xe tải đi đường này khá đông, gây áp lực lớn lên tuyến đường vốn đã xuống cấp nay càng nặng hơn.
Hiện Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện đã khảo sát, đưa ra phương án giặm vá, tuy nhiên do mùa mưa nên tiến độ khắc phục chậm. Phòng sẽ tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện để tiến hành cắm bảng tải trọng, giảm từ 9 tấn theo thiết kế xuống còn khoảng 3,5 tấn. Về lâu dài sẽ xin nguồn vốn nhằm nâng cấp tuyến đường đồng bộ, đảm bảo việc đi lại của bà con được thuận tiện, dễ dàng.
Điện, đường, trường, trạm là những điều kiện cần thiết để an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế. Mong rằng với cam kết từ chính quyền, tuyến đường này sớm được sửa chữa để người dân không còn phải nơm nớp nỗi sợ mất an toàn khi lưu thông qua tuyến đường này.
Thi công hỏng đường công vụ, nhà thầu phải bỏ tiền sửa
Tại cuộc họp, ông Dương Viết Roãn, Phó cục trưởng Cục QLXD&CLCTGT cho biết, 39 dự án trên QL1 đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ và 11 dự án thuộc đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên do Bộ GTVT triển khai từ năm 2013 đã hoàn thành, đưa vào khai thác. Tuy nhiên, theo ông Roãn, hiện một số dự án vẫn còn tồn tại, vướng mắc về GPMB, hư hỏng mặt đường, việc hoàn trả đường địa phương phục vụ thi công và việc thi công làm nứt nhà dân.
Cụ thể, trong công tác GPMB có 3 dự án đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên. Trong đó, 3 dự án vướng mắc mặt bằng các cửa xả và hạ lưu cống; 2 dự án vướng mặt bằng trạm thu phí; 4 dự án vướng về tái định cư và 4 dự án vướng mặt bằng rải rác.
Về tồn tại trong quá trình thi công làm nứt nhà dân, ông Roãn nói: “Các dự án mở rộng QL1 có tổng số 34.999 hộ bị ảnh hưởng, trong đó phần kinh phí đền bù ước tính nằm ngoài trách nhiệm của bảo hiểm với kinh phí khoảng 163,56 tỷ đồng. Tương tự, các dự án đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên có 815 hộ bị ảnh hưởng, phần kinh phí đền bù ngoài trách nhiệm của bảo hiểm, khoảng 3,28 tỷ đồng”.
Theo ông Roãn, trên QL1 có 27 tuyến đường công vụ hoàn trả, trong đó 12 tuyến đã có trong dự án đầu tư được duyệt, còn lại 15 tuyến chưa có trong dự án đầu tư được duyệt. “Riêng các dự án đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên có 17 tuyến đường công vụ hoàn trả nhưng đều chưa có trong dự án đầu tư được duyệt”, ông Roãn thông tin.
Về việc 17 tuyến đường công vụ hoàn trả thuộc các dự án đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên chưa có dự án đầu tư, ông Lâm Văn Hoàng, Tổng giám đốc Ban QLDA đường Hồ Chí Minh cho biết, là do tư vấn thiết kế lập dự án chưa lường hết được các tuyến đường phải hoàn trả cho địa phương, dẫn tới tình trạng thiếu sót như hiện nay. Giai đoạn triển khai dự án, Ban QLDA đường HCM đã rà soát và giao tư vấn khảo sát thiết kế bổ sung.
Ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng, Trưởng ban PPP nêu quan điểm: “Việc xác định đường công vụ bị ảnh hưởng thế nào, mức độ hoàn trả ra sao, các Ban QLDA phải là đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật và trách nhiệm với Bộ GTVT. Đối với các dự án BOT, trong hợp đồng dự án đã quy định rõ ràng, nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm hoàn trả các tuyến đường công vụ trong quá trình phục vụ thi công dự án”.
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho rằng: “Việc hoàn trả đường công vụ trong tất cả các gói thầu, trách nhiệm thuộc về nhà thầu. Trong giá vật liệu đã tính cả chi phí vận chuyển từ mỏ đến tận chân công trình. Trong quá trình vận chuyển, đường hỏng chỗ nào nhà thầu phải sửa ngay chỗ đó”.
Dùng tiền nhà thầu để sửa chữa hư hỏng:
Sau khi nghe ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa khẳng định, việc hoàn trả các tuyến đường công vụ trong quá trình thi công là trách nhiệm của nhà thầu. “Hiện nay, các dự án đang trong giai đoạn thanh, quyết toán, các ban QLDA vẫn còn giữ tiền của nhà thầu, chúng ta sẽ dùng nguồn kinh phí của các nhà thầu có liên quan cho việc hoàn trả đường công vụ. Nhà thầu vận chuyển, mua vật liệu ở đâu, đắt rẻ thế nào phải tính hết chi phí về sản phẩm và phải chịu trách nhiệm, không thể có chuyện nhà thầu vận chuyển vật liệu xong, cơ quan quản lý Nhà nước phải đi sửa đường cho họ”, Bộ trưởng nói.
Đối với việc xử lý tình trạng hư hỏng mặt đường, các dự án BOT, Bộ trưởng yêu cầu Tổng cục Đường bộ VN thường xuyên theo dõi quá trình khắc phục của nhà đầu tư, dự án nào chậm khắc phục sẽ dừng thu phí. Đối với các dự án Trái phiếu Chính phủ, đoạn đường nào hư hỏng, ban QLDA phải yêu cầu nhà thầu thi công đoạn tuyến đó sửa chữa đảm bảo yêu cầu. “Trong trường hợp, nhà thầu chịu trách nhiệm nhưng không sửa chữa, ban QLDA được quyền sử dụng nguồn tiền còn giữ lại của nhà thầu đó để thuê nhà thầu khác sửa chữa. Các nhà thầu chịu trách nhiệm nhưng không sửa chữa sẽ đưa vào "danh sách đen" của Bộ GTVT”, Bộ trưởng yêu cầu.
Chỉ đạo giải quyết vướng mắc còn tồn tại trong công tác GPMB của các dự án, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa giao các Thứ trưởng được phân công phụ trách tập trung phối hợp, làm việc với các địa phương để giải quyết dứt điểm. “Chậm nhất 30/9, công tác GPMB của dự án phải được chốt lại. Bộ GTVT sẽ báo cáo Chính phủ cho phép quyết toán dự án, kinh phí GPMB là số tiền đã chuyển cho các địa phương. Sau đó, địa phương sẽ chịu trách nhiệm quyết toán GPMB với Bộ Tài chính và các cấp thẩm quyền”, Bộ trưởng nhấn mạnh và cho biết thêm, Bộ GTVT cũng sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ các hộ dân bị rung nứt trong quá trình thi công các dự án.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Đường công vụ là gì? (cập nhật 2022) mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần.
Nội dung bài viết:
Bình luận