Trong hệ thống tài chính, ngân sách nhà nước là thành phần chủ đạo để Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra nó còn là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội. Do đó, việc dự toán ngân sách nhà nước là một vấn đề rất được quan tâm. Cho nên, bài viết này sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc về dự toán ngân sách nhà nước là gì? (cập nhật 2023).
Dự toán ngân sách nhà nước là gì? (cập nhật 2023)
1. Dự toán ngân sách nhà nước là gì?
Dự toán ngân sách là quá trình soạn thảo ngân sách và đề ra các biện pháp kiểm soát ngân sách. Quá trình dự toán ngân sách khuyến khích cán bộ quản lý nghĩ về tương lai, góp phần phối hợp chức năng và hoạt động của các phòng ban trong một công ty với nhau, tạo ra cơ sở để xác định và giao trách nhiệm cho từng cán bộ quản lý, cũng như khuyến khích mọi người bằng cách đặt ra những tiêu chuẩn cần đạt được. Nó cũng bao gồm việc tạo ra các công cụ kiểm soát và thay đổi dự toán khi cần thiết.
Căn cứ vào tính chất hoạt động một tổ chức, ngân sách của một đơn vị chia thành ngân sách dự án và ngân sách cho các hoạt động không theo dự án.
- Ngân sách dự án trình bày kế hoạch chi và thu của một hoặc nhiều dự án. Nó được chi tiết theo các khoản mục và từng công việc của dự án.
- Ngân sách cho các hoạt động không theo dự án phản ánh các khoản chi và thu khác của tổ chức. Ngân sách này liên quan đến hoạt động của các phòng chức năng, các hoạt động bình thường của tổ chức.
Căn cứ vào thời gian, ngân sách được chia thành ngân sách dài hạn và ngân sách ngắn hạn.
- Ngân hàng dài hạn là toàn bộ ngân sách dự tính cho các hoạt động của tổ chức trong thời hạn dài (thường là vài năm). Đối với dự án thì ngân sách dài hạn xác định tổng ngân sách cho toàn bộ vòng đời dự án.
- Ngân sách ngắn hạn là sự cụ thể hóa ngân sách dài hạn trong khoảng thời gian ngắn hơn. Thông thường ngân sách này được cập nhật theo quý, tháng hoặc dưới một năm. Ngân sách ngắn hạn được xây dựng gắn với các nhiệm vụ, các công việc phải hoàn thành trong từng thời kỳ. Ngân sách ngắn hạn mô tả chi tiết các khoản chi phí về nhân công, vật liệu và chi phí khác cho từng nhiệm vụ, công việc.
2. Dự toán ngân sách nhà nước là gì?
Dự toán ngân sách nhà nước là việc hoạch định nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước. Dự toán ngân sách nhà nước phải tổng hợp theo từng khoản thu, chi và theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi dự trữ quốc gia, chi trả nợ và viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách. Dự toán ngân sách của đơn vị dự toán ngân sách các cấp được lập phải thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi theo đúng biểu mẫu, thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
3. Điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước
Theo Điều 52 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định việc điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước như sau:
Điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước trong trường hợp có biến động về ngân sách so với dự toán đã phân bổ cần phải điều chỉnh tổng thể:
+ Chính phủ lập dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước trình Quốc hội quyết định;
+ Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước và nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao, Ủy ban nhân dân các cấp lập dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh nhiệm vụ thu, chi của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất trong các trường hợp sau:
+ Dự kiến số thu không đạt dự toán được Quốc hội quyết định phải điều chỉnh giảm một số khoản chi;
+ Có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh hoặc vì lý do khách quan cần phải điều chỉnh.
Ủy ban nhân dân trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất trong các trường hợp sau:
+ Dự kiến số thu không đạt dự toán được Hội đồng nhân dân quyết định phải điều chỉnh giảm một số khoản chi;
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách của một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định;
+ Khi cần điều chỉnh dự toán ngân sách của một số đơn vị dự toán hoặc địa phương cấp dưới.
Chính phủ yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh dự toán ngân sách nếu việc bố trí ngân sách địa phương không phù hợp với nghị quyết của Quốc hội. Ủy ban nhân dân yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp dưới điều chỉnh dự toán ngân sách nếu việc bố trí ngân sách địa phương không phù hợp với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp trên.
Điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách:
Theo Điều 53 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định việc điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách như sau:
Việc điều chỉnh dự toán ngân sách đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc trong các trường hợp:
+ Do điều chỉnh dự toán ngân sách;
+ Cơ quan tài chính yêu cầu đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh lại dự toán: Cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện kiểm tra dự toán đơn vị dự toán cấp I đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Trường hợp phát hiện việc phân bổ không đúng tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ của dự toán ngân sách đã được giao; không đúng chính sách, chế độ quy định thì yêu cầu đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh lại chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo phân bổ của đơn vị dự toán ngân sách.
+ Đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh dự toán giữa các đơn vị trực thuộc trong phạm vi tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi được giao.
Việc điều chỉnh dự toán phải bảo đảm các yêu cầu về phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước. Sau khi thực hiện điều chỉnh dự toán, đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính cùng cấp để kiểm tra, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện. Thời gian điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách hoàn thành trước ngày 15 tháng 11 năm hiện hành.
4. Một số câu hỏi thường gặp
Dự toán ngân sách tiếng Anh là gì?
Dự toán ngân sách tiếng Anh là: budgeting.
Thu ngân sách nhà nước gồm những khoản nào?
Thuế, phí, lệ phí ᴄó tính ᴄhất thuế (như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập ᴄá nhân, phí bảo trì đường bộ, lệ phí ᴄông ᴄhứng…) Hoạt động ѕự nghiệp ᴄó thu ᴄủa ᴄáᴄ đơn ᴠị ѕự nghiệp ᴄông ᴠí dụ như trường họᴄ ᴄông, bệnh ᴠiện ᴄông, ᴠiện nghiên ᴄứu, trung tâm thể thao… Hiện naу, thu ᴄủa ᴄáᴄ đơn ᴠị nàу đang ᴄhuуển dần ѕang ᴄơ ᴄhế giá dịᴄh ᴠụ. Vaу, ᴠiện trợ không hoàn lại (như phát hành ᴄông trái, trái phiếu ᴄhính phủ, ᴄáᴄ khoản ᴠaу ODA hoặᴄ ᴠaу ưu đãi ᴄủa ᴄhính phủ…) Nguồn thu kháᴄ: Lợi tứᴄ góp ᴠốn từ tổ ᴄhứᴄ kinh tế, thu hồi ᴠốn từ tổ ᴄhứᴄ kinh tế, bán ᴠà ᴄho thuê tài ѕản nhà nướᴄ, đóng góp tự nguуện.
Chi ngân sách nhà nước gồm những khoản nào?
Nhóm ᴄhi thường хuуên đượᴄ hiểu đơn giản là khoản ᴄhi nhằm duу trì hoạt động ᴄủa bộ máу nhà nướᴄ, ᴠí dụ như lương thưởng, ᴄông táᴄ, hội họp, thiết bị ᴠăn phòng, thanh toán dịᴄh ᴠụ ᴄông ᴄộng (điện, nướᴄ…), ᴄông táᴄ phí, ᴄhi ѕửa ᴄhữa thường хuуên máу móᴄ, ᴠăn phòng… Nhóm ᴄhi đầu tư phát triển là ᴄáᴄ khoản ᴄhi dài hạn nhằm tăng ᴄường ᴄơ ѕở ᴠật ᴄhất ᴠà thúᴄ đẩу tăng trưởng kinh tế như điện, đường, trường, trạm. Nhóm ᴄhi trả nợ ᴠà ᴠiện trợ để Nhà nướᴄ trả ᴄáᴄ khoản đã ᴠaу trong nướᴄ, nướᴄ ngoài khi đến hạn ᴠà ᴄáᴄ khoản ᴄhi làm nghĩa ᴠụ quốᴄ tế. Nhóm ᴄhi dự trữ quốᴄ gia phụᴄ ᴠụ ᴠiệᴄ dự trữ ᴄho ᴄáᴄ biến động bất ngờ như dịᴄh bệnh, thiên tai…
Chúng ta đóng góp vào ngân sách nhà nước bằng những cách nào?
Chúng ta đóng góp ᴠào ngân sách nhà nước ᴄhủ уếu qua thuế, phí ᴠà lệ phí.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Dự toán ngân sách nhà nước là gì? (cập nhật 2023) mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần.
Nội dung bài viết:
Bình luận