Có thể chúng ta đã từng nghe qua từ ODA trên nhiều bản tin và bắt gặp ở nhiều nơi trong cuộc sống. Nhưng nhiều người hoạt động ở lĩnh vực kinh tế đang còn chưa hiểu hết các vấn đề xoay quanh khái niệm này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn hiểu “ Khái niệm của dự án ODA” và “ Quy trình thực hiện dự án ODA diễn ra như thế nào”.
Dự án ODA là gì? Quy trình thực hiện dự án ODA.
1. Dự án ODA là gì?
Dự án ODA viết tắt của cụm từ Official Development Assistance là một dự án được tài trợ bởi nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức từ các quốc gia cho một quốc gia. Đây là một cách giúp đỡ, hỗ trợ những quốc gia đang trong quá trình phát triển, nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.
Trên thực tế, khi một quốc gia đang phát triển nhận một khoản viện trợ từ các quốc gia khác sẽ gọi là vốn ODA. Nguồn vốn này có thể được sử dụng để cung cấp tài chính cho các chương trình, dự án cụ thể, hoặc có thể là các dự án vay vốn ODA với ưu đãi cao. Do đó, các dự án sử dụng vốn từ nguồn viện trợ ODA thường được gọi là dự án ODA.
Tuy nhiên, không phải tất cả các dự án hoặc chương trình đều được cung cấp vốn ODA. Có các lĩnh vực được ưu tiên sử dụng loại viện trợ này, như hạ tầng, giáo dục, y tế, môi trường, công nghệ, và các chính sách cải cách. Các dự án sẽ được quy định rõ tại Nghị định 132/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Phân loại theo phương thức hoàn trả của dự án ODA.
Phân loại thành 3 nhóm chính dựa trên phương thức hoàn trả:
- ODA không hoàn lại:
- Là khoản viện trợ mà bên nhận không phải hoàn trả dưới bất kỳ hình thức nào.
- ODA không hoàn lại thường chiếm tỷ lệ nhỏ hơn trong tổng vốn ODA.
- Loại hình này thường được sử dụng cho các dự án:Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu như y tế, giáo dục, giao thông,...Hỗ trợ giảm nghèo, phát triển cộng đồng. Nâng cao năng lực quản lý cho các cơ quan nhà nước.
- ODA vốn vay ưu đãi:
- Là khoản vay ưu đãi với mức lãi suất thấp, thời gian vay dài và thời gian ân hạn dài.
- ODA vốn vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn ODA.
- Loại hình này thường được sử dụng cho các dự án. Phát triển kinh tế như: công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng,...Xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn như: đường cao tốc, sân bay, nhà máy thủy điện,...Hỗ trợ các chương trình phát triển dài hạn.
- ODA hỗn hợp:
- Là kết hợp giữa ODA không hoàn lại và ODA vốn vay ưu đãi.
- Loại hình này thường được sử dụng cho các dự án: Có quy mô lớn và phức tạp. Cần huy động nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Cần đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của dự án.

Dự án ODA(hình ảnh minh hoạ)
3. Đặc điểm của dự án ODA.
Đặc điểm của dự án ODA có thể được phân tích từ ba khía cạnh chính: nguồn vốn, tính tạm thời và tính duy nhất.
- Dự án ODA được đánh giá qua nguồn vốn mà nó sử dụng. Người ta thường phân loại dự án ODA dựa trên nguồn vốn là vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật. Vốn vay ưu đãi thường có lãi suất thấp, thời gian vay dài và thời gian gia hạn lâu. Trong khi đó, viện trợ không hoàn lại không yêu cầu trả lại vốn và thường được sử dụng cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, giảm nghèo. Hỗ trợ kỹ thuật thì thường bao gồm cung cấp chuyên gia, thiết bị, và vật tư để nâng cao năng lực quản lý và đào tạo nguồn nhân lực.
- Tính tạm thời của dự án ODA là một điểm đặc biệt. Các dự án ODA thường có khởi điểm và kết thúc xác định, không phải là các công việc hàng ngày tiếp diễn. Chúng có thể kéo dài trong một thời gian ngắn hoặc nhiều năm. Nhân sự tham gia vào dự án cũng không cố định, mà chỉ gắn bó với dự án trong một khoảng thời gian nhất định. Khi dự án kết thúc, các nhân viên dự án có thể phải tìm kiếm công việc mới.
- Tính duy nhất của mỗi dự án ODA cũng là điểm nổi bật. Mặc dù có thể có những mục tiêu tương tự, nhưng mỗi dự án ODA có đặc điểm riêng, từ nguồn lực, môi trường đến các khó khăn cụ thể. Mỗi dự án đem lại các sản phẩm, dịch vụ "duy nhất" không giống hoàn toàn với bất kỳ dự án nào khác. Điều này đòi hỏi việc hiểu rõ các đặc trưng riêng của mỗi dự án và phân tích kỹ lưỡng trước khi bắt đầu thực hiện.
4. Quy trình thực hiện dự án ODA.
Các bước thực hiện dự án ODA.
Bước 1: Xác định nhu cầu và lập đề xuất dự án:
- Cơ quan chủ quản xác định nhu cầu đầu tư, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chiến lược hợp tác quốc tế.
- Lập đề xuất dự án, bao gồm: Mục tiêu, phạm vi, quy mô dự án.Nhu cầu vốn ODA và vốn đối ứng.Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội.Lựa chọn nhà tài trợ tiềm năng.
Bước 2: Thẩm định và phê duyệt dự án.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) chủ trì thẩm định đề xuất dự án ( đối với những dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ).
Hồ sơ thẩm định bao gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt chương trình, dự án của cơ quan chủ quản (đối với chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ); của chủ dự án (đối với chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan chủ quản);
- Thông báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Danh mục tài trợ chính thức;
- Văn kiện chương trình, dự án (bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài, nếu có);
- Các văn bản và ý kiến trả lời của các cơ quan liên quan trong quá trình chuẩn bị chương trình, dự án và các văn bản thoả thuận, bản ghi nhớ với nhà tài trợ hoặc đại diện của nhà tài trợ, báo cáo của đoàn chuyên gia thẩm định thực hiện theo yêu cầu của nhà tài trợ (nếu có);
- Báo cáo tài chính của chủ dự án trong ba năm gần nhất, có xác nhận của cơ quan chủ quản (đối với chương trình, dự án theo cơ chế cho vay lại).
- Thời hạn thẩm định không quá 45 ngày làm việc đối với chương trình, dự án đầu tư và không quá 15 ngày làm việc đối với các dự án hỗ trợ kỹ thuật kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư chương trình, dự án quan trọng quốc gia. Phê duyệt chương trình, dự án kèm theo khung chính sách và chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
- Thủ trưởng cơ quan chủ quản chương trình, dự án quyết định đầu tư các chương trình, dự án đầu tư và phê duyệt các chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật không thuộc trường hợp trên.
Bước 3: Ký kết thoả thuận ODA.
Chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ ký kết thoả thuận ODA, xác định các nội dung như: mục tiêu, phạm vi, quy mô dự án.Tổng vốn ODA và vốn đối ứng. Trách nhiệm của các bên liên quan. Các điều khoản giải ngân và thanh toán.
Bước 4: Lập và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi ( Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư):
Cơ quan chủ trì lập Báo cáo nghiên cứu khả thi. Trình bộ KHĐT thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bước 5: Lựa chọn nhà thầu
Bước 6: Giải ngân vốn ODA.
Thực hiện theo quy định của thỏa thuận ODA và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Bước 7: Giám sát và đánh giá dự án.
- Thực hiện giám sát theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Đánh giá dự án theo quy định của Nghị định 16/NĐ-CP ngày 09/12/2016 của Chính phủ.
Bước 8. Hoàn thành và nghiệm thu dự án:
- Hoàn thành các hạng mục công trình, nghiệm thu theo quy định.
- Báo cáo kết quả dự án với nhà tài trợ.

Dự án ODA (hình ảnh minh hoạ)
5. Những vấn đề lưu ý khi thực hiện dự án ODA.
Trong quá trình thực hiện dự án ODA, việc tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng là cực kỳ quan trọng. Đầu tiên, việc hiểu rõ nhu cầu và mục tiêu phát triển của quốc gia đang nhận viện trợ là chìa khóa để thiết kế dự án phù hợp. Điều thứ hai, tính bền vững cũng cần được coi trọng, đảm bảo rằng dự án có thể duy trì và phát triển sau khi viện trợ kết thúc. Việc tính địa phương hóa và hợp tác chặt chẽ với cộng đồng địa phương cũng là điều không thể thiếu để đảm bảo sự phản ánh chính xác nhất của nhu cầu địa phương.
Ngoài ra, quản lý rủi ro là một phần quan trọng của quá trình, cần được tiến hành một cách cẩn thận để giảm thiểu những vấn đề không mong muốn. Minh bạch và trách nhiệm trong việc sử dụng tài nguyên ODA, yếu tố quan trọng giúp tạo ra một môi trường làm việc minh bạch và chuyên nghiệp. Hơn nữa, việc chia sẻ kiến thức và học hỏi từ các kinh nghiệm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của các dự án ODA. Tuy nhiên, không chỉ quan tâm đến mặt kinh tế, mà còn cần quan tâm đến các yếu tố xã hội và môi trường. Điều này giúp đảm bảo tính toàn diện của các phương pháp phát triển. Cuối cùng, việc tôn trọng quyền lợi của cộng đồng địa phương và giảm thiểu độ chênh lệch xã hội là một phần không thể thiếu trong quá trình thực hiện dự án ODA, đảm bảo rằng dự án mang lại lợi ích lâu dài và bền vững cho tất cả các bên liên quan.
6. Những ưu điểm và nhược điểm trong các dự án ODA.
Ưu điểm của dự án ODA:
- Manh nhiều lợi ích về mặt kinh tế tài chính khi mức lãi suất vay thấp hoặc thậm chí không lãi suất kèm theo thời gian vay dài hạn và giời gian ân hạn giúp giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước.
- Nhiều lĩnh vực được đầu tư như y tế, giáo dục, giao thông hạ tầng thúc đẩy sự phát triển được toàn diện.
- Chuyển giao công nghệ và tri thức từ các nước phát triển, giúp nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật viên Việt Nam.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hợp tác quốc tế, góp phần tăng cường vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Nhược điểm của dự án ODA:
- Có những nước sẽ có mục đích như mở rộng thị trường, mở rộng chính trị,...
- Phải kèm những cam kết bất lợi cho nước vay như phải dỡ bỏ hàng rào thuế quan, ưu đãi thuế cho một số mặt hàng,...
- Với vốn vay dự án ODA xây dựng thì có thể có những yêu cầu như phải mua thiết bị, thuê kỹ sư của nước cho vay, nhiều chi phí khác cao.
Tóm lại, dự án ODA mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức và yêu cầu sự quản lý và thực hiện một cách cẩn thận và bền vững để đảm bảo hiệu quả và bền vững trong quá trình phát triển.
Trên đây là tất cả những nội dung về dự án ODA, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về Dự án ODA hay các thủ tục liên quan đến dự án, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
Nội dung bài viết:
Bình luận