Đồng phạm tội cố ý gây thương tích xảy ra ngày càng phổ biến. Các vụ án xét xử về tội cố ý gây thương tích đang tăng một cách chóng mặt. Quy mô các nhóm tội phạm này ở mức rộng, có sự cấu kết chặt chẽ. Đồng phạm tội cố ý gây thương tích là vấn đề cần đáng được đưa ra xem xét. Bài viết này đề cập đến nội dung: Đồng phạm tội cố ý gây thương tích.
Căn cứ pháp lý: BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
1.Đồng phạm tội cố ý gây thương tích.
Theo khoản 1 Điều 17 BLHS: “ Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện tội phạm”. Như vậy đồng phạm tội cố ý gây thương tích là trường hợp có người trở lên cố ý cùng thực hiện tội cố ý gây thương tích.
Qua định nghĩa trên có thể rút ra một số đặc điểm như sau:
+ Đồng phạm tội cố ý gây thương tích bắt buộc phải có hai người trở lên. Nếu không có hai người thì không phải là đồng phạm tội cố ý gây thương tích
+ Về mặt ý chí và lý chí: là phải cố ý. Trong trường hợp này có thể là cố trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp
+Về mặt hành vi: cùng nhau thực hiện hành vi phạm tội cố ý gây thương tích.
Ví dụ: A và B là hàng xóm của nhau. A thường xuyên chửi bới B vì nhà A hay mất trộm, A nghi cho B ăn trộm vì B đã từng đi tù về tội trộm cắp. B cũng bực tức muốn đánh A để rằn mặt vì đã chủi bới mình. Do đó B đã hẹn C, D đến nhà B để lên kế hoạch đánh rằn mặt A. B giao cho C đi mua bao tải, giao cho D theo dõi quá trình sinh hoạt của nhà A để qua có nắm bắt thời cơ thực hiện hành vi phạm tội. Một hôm, đợi lúc A đi ra khỏi ra, B,C,D đi theo. Đến chỗ đường vắng, B bảo C ra trùm bao tải vào người A để B,D lạo lại đánh. Đây là một trường hợp đồng phạm tội cố ý gây thương tích.
Lưu ý: Trong trường hợp như sau thì không coi là đồng phạm tội cố ý gây thương tích:
+ Ép buộc về mặt thân thể để người khác cùng thực hiện hành vi phạm tội. Ví dụ như dí súng vào người khác yêu cầu học phải thực hiện hành vi phạm tội đối với người mình mong muốn
+ Xúi người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội cố ý gây thương tích thực hiện hành vi phạm tội.
Trong cả hai trường hợp trên thì, người yêu cầu xúi giục phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Tức là không có đồng phạm tội cố ý gây thương tích
Phạm tội có tổ chức tội cố ý gây thương tích đã được nêu ra trong bài viết Tội Cố Ý Gây Thương Tích Có Tổ Chức nên bài viết này sẽ không đề cập lại nữa.
Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục và người giúp sức.
Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.
2.Đồng phạm tổ chức tội cố ý gây thương tích.
Đồng phạm tổ chức tội cố ý gây thương tích là trường hợp chỉ cùng nhau cầm đầu, chủ mưu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Trong trường hợp phạm tội có tổ chức mới có đồng phạm tổ chức.
3. Đồng phạm thực hiện tội cố ý gây thương tích.
Đồng phạm thực hành tội cố ý gây thương tích là trường hợp cùng nhau thực hiện hành vi phạm tội. Người thực hành là người có vai trò quyết định việc thực hiện tội phạm.
4. Đồng phạm tội cố ý gây thương tích: Xúi giục
Đồng phạm xúi giục tội cố ý gây thương tích là trường hợp cùng nhau kích động, dụ dỗ thúc đẩy người khác thực hiện phạm tội cố ý gây thương tích, hành vi xúi giúc có liên quan trực tiếp đến toàn bộ quá trình thực hiện tội phạm của những người đồng phạm khác.
5.Đồng phạm giúp sức tội cố ý gây thương tích.
Đồng phạm giúp sức tội cố ý gây thương tích là trương hợp cùng tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện phạm tội cố ý gây thương tích, vai trò giúp sức cũng rất quan trọng trong vụ án. Ví dụ như đi mua vũ khí, vật liệu nổ cho người thực hành.
6. Các câu hỏi thường gặp.
Tội cố ý gây thương tích là gì?
- Tội cố ý gây thương tích được hiểu là người phạm tội có hành vi gây ra thương tích hoặc là gây tổn thương đến sức khỏe của người khác một cách trái pháp luật.
Đồng phạm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 17 của Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì đồng phạm được quy định cụ thể như sau:
- Đồng phạm chính là trường hợp mà có hai người trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm nào đó.
- Đồng thời, người đồng phạm sẽ bao gồm có người tổ chức, người thực hành, người xúi giục và người giúp sức.
Hình phạt đối với đồng phạm trong tội cố ý gây thương tích là gì?
Căn cứ theo Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì người phạm tội cố ý gây thương tích sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự như sau:
- Người phạm tội cố ý gây thương tích có thể bị áp dụng hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ cho đến 2 năm, hoặc là bị phạt tù từ 6 tháng cho đến 20 năm, cũng có thể bị áp dụng hình phạt tù chung thân.
- Ngoài ra, người nào mà có chuẩn bị vũ khí, hung khí nguy hiểm, vật liệu nổ, hóa chất nguy hiểm, axit nguy hiểm hoặc là thành lập hay tham gia nhóm tội phạm nhằm gây ra thương tích hay tổn hại đến cho sức khỏe của người khác thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ cho đến 2 năm, hoặc bị phạt tù từ 3 tháng cho đến 2 năm.
Nguyên tắc xác định nên trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm theo quy định:
- Phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm như bị xét xử, truy tố về cùng tội danh và cùng điều luật.
- Đồng phạm phải chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm:
- Sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mà đồng phạm khác đã vượt quá.
- Và các tình tiết như tăng nặng hay giảm nhẹ cũng sẽ áp dụng cho từng người cụ thể.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Đồng phạm tội cố ý gây thương tích. Hy vọng có thể giúp quý khách hàng hiểu hơn phần nào về vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
✅ Đồng phạm: | ⭕ Tội cố ý gây thương tích |
✅ Cập nhật: | ⭐ 2022 |
✅ Zalo: | ⭕ 0846967979 |
✅ Hỗ trợ: | ⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: | ⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Bình luận