Hiện nay, các văn bản, công văn đều được đóng dấu mộc treo. Việc hiểu rõ tính pháp lý về việc đóng mộc treo là điều rất cần thiết để tránh những sai sót có thể dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp. Vậy việc đóng mộc treo là gì và có ý nghĩa ra sao hay nguyên tắc sử dụng mộc treo như thế nào? Để giải đáp các thắc mắc trên, hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC.
1. Đóng mộc treo là gì?
Mộc treo là một loại dấu quan trọng, được các cơ quan, tổ chức sử dụng để đóng lên những văn bản của doanh nghiệp.
Đóng mộc treo là việc đóng dấu mộc treo lên những loại văn bản khác nhau và thường là đóng ở trang đầu tiên. Phần đóng dấu này sẽ gồm những vị trí như sau: Một phần tên của cơ quan hay tổ chức hoặc có thể đóng dấu tại phụ lục được đính kèm thêm trong những loại văn bản chính.
Theo điểm d khoản 1 Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì việc đóng dấu mộc treo trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
2. Ý nghĩa của đóng mộc treo
Đóng mộc treo trong 2 trường hợp:
- Khi ban hành văn bản: thường được dùng để đóng dấu lên các phụ lục ban hành kèm theo các văn bản chính hoặc các văn bản pháp luật.
- Khi người ký văn bản không phải là người có thẩm quyền đóng dấu lên chữ ký của mình. Đối với trường hợp không có sự ủy quyền này thì hay gặp ở những phòng đào tạo của trường đại học hay phòng công tác sinh viên được sử dụng trong quá trình xin dấu của sinh viên hoặc có thể bạn sẽ bắt gặp loại dấu này ở các hóa đơn.
Mộc treo được đóng vào các văn bản có ý nghĩa như sau:
- Trường hợp đóng vào văn bản nội bộ: Thông báo sự tồn tại của văn bản đó trong tổ chức, đơn vị.
- Cho biết rằng văn bản hay phụ lục được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản chính, tránh việc giả mạo hay thay đổi giấy tờ.
Như vậy, mộc treo không có ý nghĩa xác nhận giá trị pháp lý cho văn bản, đơn giản chỉ là một hình thức thông báo sự tồn tại của văn bản cũng như xác nhận các bộ phận của văn bản.
3. Nguyên tắc sử dụng mộc treo
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư, khi sử dụng mộc treo phải đảm bảo các vấn đề sau đây:
- Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.
- Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
- Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục.
- Việc đóng mộc treo trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
Theo đó thì việc đóng mộc treo lên văn bản phải đảm bảo về quy cách đóng, tránh vi phạm để cho văn bản được chấp nhận, đảm bảo quy định của pháp luật.
4. Các câu hỏi có liên quan.
Văn bản chỉ có đóng mộc treo có giá trị pháp lý hay không?
Như đã phân tích ở trong bài thì việc đóng dấu treo lên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản đó mà chỉ nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản chính. Nên văn bản chỉ có dấu treo sẽ không có giá trị pháp lý.
Phân biệt dấu mộc treo và dấu giáp lai
- Cách đóng dấu:
+ Dấu mộc treo: Với văn bản chính thì dấu phải được đóng trùm lên trang đầu, trùm lên một phần tên tổ chức, cơ quan. Tại phần phụ lục thì dấu được đóng trùm lên một phần tên của mỗi phụ lục.
+ Dấu giáp lai: Xòe văn bản thành hình cánh quạt hoặc xếp chồng các mép giấy sông song nhau. Đóng vào giữa các mép phải của các tờ, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi môt phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.
- Giá trị pháp lý:
+ Dấu mộc treo có giá trị tương tự như “công chứng, chứng thực”, thừa nhận văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành hoặc khắng định là một phần của văn bản chính.
+ Dấu giáp lai giúp xác định các tờ là 01 phần của văn bản, theo một thứ tự nhất định.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết giới thiệu về đóng mộc treo là gì. Nội dung bài viết giới thiệu về mộc treo là gì, đóng dấu mộc treo trong trường hợp nào và có ý nghĩa ra sao, nguyên tắc sử dụng mộc treo. Nếu trong quá trình tìm hiểu quý bạn đọc còn có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp hay có quan tâm đến các dịch vụ tư vấn pháp lý do ACC cung cấp, vui lòng truy cập địa chỉ trang web sau đây: https://accgroup.vn/ để được tư vấn giải đáp thắc mắc một cách chi tiết nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận