Thủ Tục Thành Lập Công Ty Đóng Gói Trà (Cập Nhật 2023)

Mỗi công ty đều có thủ tục thành lập khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ phân tích thủ tục thành lập công ty đóng gói trà theo pháp luật hiện hành. 

Tùy vào nhu cầu của từng cá nhân, tổ chức mà có thể đăng ký thành lập công ty đóng gói trà dưới các dạng công ty khác nhau như công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh. Mỗi công ty sẽ có những yêu cầu khác nhau về hồ sơ đang ký kinh doanh. Tuy nhiên việc thành lập công ty đóng gói trà thì ngoài việc đăng ký thành lập công ty thì các chủ sở hữu phải thực hiện một số giấy tờ cũng như cam kết về vấn đề an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. 

thành lập công ty đóng gói trà
Thành lập công ty đóng gói trà

1. Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty đóng gói trà

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 thì mỗi loại hình công ty  sẽ có hồ sơ khác nhau nhưng cơ bản thì phải đáp ứng được một số loại giấy tờ sau: 

Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định; 

Danh sách thành viên (đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn),danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần); giấy tờ chứng thực cá nhân/tổ chức của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên, cổ đông sáng lập; 

Điều lệ công ty (đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần).

Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu đại diện pháp luật không đi nộp hồ sơ)

Kèm theo danh sách phải có các giầy tờ sau: Bản sao công chứng không quá 06 tháng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân còn hiệu lực của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ. 

Ngoài ra, chuẩn bị thêm mục lục hồ sơ, bìa hồ sơ và một số giấy tờ cần thiết nếu được yêu cầu.

2. Nộp hồ sơ thành lập công ty đóng gói trà

  Theo quy định hiện hành thì các cá nhân muốn đăng ký thành lập công ty phải nôp hồ sơ đăng ký kinh doanh theo hình thức online và không nhận hồ sơ trực tiếp. Đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chi Minh và Hà Nội. 

Nộp hồ sơ theo hình thức online thì cần thực hiện các bước sau: 

  • Đăng ký tài khoản online tại wesite “ Cổng thông tin đăng ký quốc gia về đăng ký thành lập doanh nghiệp” . 
    • Có thể nộp hồ sơ bằng tài khoản kinh doanh hoặc nộp bằng chữ ký số công cộng ( nếu sử dụng chữ ký số thì gán chữ ký số vào tài khoản )  
  • Tạo hồ sơ và có đầy đủ chữ ký, họ tên trong hồ sơ
  • Nhập thông tin vào hệ thống đăng ký kinh doanh ( lưu ý đăng ký nghành nghề kinh doanh thực phẩm)
  • Scan và tải tài liệu đính kèm
  • Ký xác thực và nộp hồ sơ
  • Thực hiện thanh toán qua online

Theo quy định sau khi hoàn tất hồ sơ thì sau 03 ngày làm việc sẽ có thông báo phản hồi về tình trạng xử lý hồ sơ qua email. 

Nếu hồ sơ hợp lệ thì bạn sẽ nộp lại đầy đủ tất cả hồ sơ đã nộp qua mạng trước đó tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư để nhận cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau 1 ngày sẽ nhận được giấy phép kinh doanh.

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ ra Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các bạn sẽ chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ, nộp lại theo các bước và thời gian chờ như lần nộp đầu tiên.

3. Một số giấy tờ cần thiết cho công ty đóng gói trà

Bên cạnh thủ tục thành lập công ty bắt buộc phải thực hiện thì công ty đóng gói trà cần phải tuân thủ một số yêu cầu cũng như thủ tục sau: 

Theo quy định của Nghị định 15/2018NĐ-CP thì cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động trừ trường hợp Luật có quy định khác. 

Do đó công ty đóng gói trà là đối tượng bắt buộc phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 

Để có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cần thục hiện các thủ tục sau:

Thủ tục công bố sản phẩm Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các pháp luật có quy định khác

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

  • a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu;
  • b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);
  • c) Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

  • a) Lập hồ sơ theo quy định và nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
  • b) Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
    • Trường hợp quá 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo, cơ sở không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì hồ sơ của cơ sở không còn giá trị. Tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ mới để được cấp Giấy chứng nhận nếu có nhu cầu.
  • c) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thành lập đoàn thẩm định hoặc ủy quyền thẩm định và lập Biên bản thẩm định theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định này trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp ủy quyền thẩm định cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới thì phải có văn bản ủy quyền;
    • Đoàn thẩm định do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ra quyết định thành lập có từ 03 đến 05 người. Trong đó có ít nhất 02 thành viên làm công tác về an toàn thực phẩm (có thể mời chuyên gia phù hợp lĩnh vực sản xuất thực phẩm của cơ sở tham gia đoàn thẩm định cơ sở).
  • d) Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo mẫu. 

Ngoài ra còn một số yêu cầu riêng biệt theo quy định pháp luật mà các công ty đóng gói trà cần phải đáp ứng để công ty có thể hoạt động. Trên đây là các phân tích cơ bản về thủ tục để thành lập công ty đóng gói trà theo pháp luật hiện hành ( cập nhật năm 2019). 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (516 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo