Đóng dấu treo là gì? Dấu treo là một loại con dấu được sử dụng khá phổ biến trong các doanh nghiệp. Vậy dấu treo là gì? Đóng dấu treo là gì? Cách đóng dấu treo như thế nào? Việc quản lý và sử dụng con dấu treo được quy định ra sao? Để giải đáp được các thắc mắc nêu trên về dấu treo để hiểu rõ và dùng đúng hơn, mời các bạn hãy cùng ACC tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau đây nhé.
1. Dấu treo là gì?
Dấu treo là loại con dấu do các cơ quan, tổ chức hoặc các doanh nghiệp,... sử dụng để đóng lên các văn bản tại trang đầu tiên. Phần đóng dấu có thể nằm tại các vị trí như:
- Một phần tên của cơ quan, tổ chức;
- Phần phụ lục được kèm theo trong văn bản chính.
2. Đóng dấu treo là gì? Cách đóng dấu treo
Căn cứ tại Điều 33 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP thì đóng dấu treo được thực hiện bằng cách đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục đính kèm văn bản, hợp đồng (bản chính). Thông thường, tên cơ quan tổ chức thường được viết bên phía trái, trên đầu của văn bản, phụ lục nên khi đóng dấu treo, người có thẩm quyền sẽ đóng dấu lên phía trái. Việc đóng dấu này do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
3. Giá trị của việc đóng dấu treo
- Đóng dấu treo được dùng để khẳng định phần văn bản được đóng dấu treo là một bộ phận thuộc văn bản chính. Vì thế việc đóng dấu treo cần phải thực hiện khi ban hành các văn bản khi có hoạt động nào đó trong các doanh nghiệp hay cơ quan, tổ chức;
- Đồng thời, dấu treo được dùng để đóng lên phía góc trái của liên đỏ để mang lại giá trị giúp xác định thẩm quyền, xác thực nội dung văn bản để tránh các trường hợp giả mạo giấy tờ, tài liệu hoặc thay đổi giấy tờ, tài liệu;
- Dấu treo cũng được dùng để đánh dấu lên trên các văn bản nội bộ nhằm thông báo tới tất cả những người có liên quan trong tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp.
4. Quản lý và sử dụng dấu treo như thế nào?
Căn cứ theo điều 32 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP thì việc quản lý tại cơ quan, tổ chức sẽ được giao cho văn thư cơ quan quản lý. Theo đó, văn thư sẽ có trách nhiệm như sau:
- Bảo quản an toàn, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức tại trụ sở cơ quan, tổ chức.
- Chỉ giao con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức cho người khác khi được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền. Việc bàn giao con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức phải được lập biên bản.
- Phải trực tiếp đóng dấu, ký số vào văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành và bản sao văn bản.
- Chỉ được đóng dấu, ký số của cơ quan, tổ chức vào văn bản đã có chữ ký của người có thẩm quyền và bản sao văn bản do cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện.
Việc sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức và con dấu của văn phòng hay của đơn vị trong cơ quan, tổ chức được quy định như sau:
- Những văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức;
- Những văn bản do văn phòng hay đơn vị ban hành trong phạm vi quyền hạn được giao phải đóng dấu của văn phòng hay dấu của đơn vị đó.
Trên đây là một số thông tin liên quan để tìm hiểu đóng dấu treo là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc muốn tham khảo dịch vụ làm con dấu từ Công ty Luật ACC, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận