Ngày nay, trong một mảng ngành nghề thì có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, sản xuất ngành nghề đó, điều này dẫn đến nhiều người lao động luôn tìm kiếm, nhảy việc đến một môi trường doanh nghiệp phù hợp, phát triển hơn. Sẽ có trường hợp người lao động xin nghỉ việc nơi này nhưng chưa hoặc không xin được ngay việc làm nơi khác, dẫn đến thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của họ bị gián đoạn. Bài viết này cung cấp thủ tục đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn hoặc không liên tục.
ACC là đơn vị chuyên nghiệp cung cấp thủ tục đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn hoặc không liên tục. Mời bạn tham khảo chi tiết về dịch vụ này.
1. Khái niệm
- Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
- Truy thu BHXH là việc cơ quan BHXH thu khoản tiền phải đóng BHXH của trường hợp trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH.
2. Quy định về đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn hoặc không liên tục
Đối với Bảo hiểm bắt buộc
Theo quy định của pháp luật quy định đối tượng áp dụng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định: Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
Do đó, nếu thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc mà không đóng tiền liên tục thì phải truy đóng (đóng bù). Khi đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, nghỉ việc mà còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng thì được tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Đối với việc tham gia Bảo hiểm tự nguyện
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
- Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
- Đóng hằng tháng;
- Đóng 03 tháng một lần;
- Đóng 06 tháng một lần;
- Đóng 12 tháng một lần;
- Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
- Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu”
Do đó, nếu tham gia BHXH đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm, thì được tiếp tục đóng BHXH tự nguyện tiếp cho đến khi thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm. Lúc đó, người tham gia BHXH được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu.
3. Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn hoặc không liên tục
Nếu người tham gia BHXH thuộc đối tượng áp dụng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nên phải đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian bị gián đoạn. Người tham gia BHXH tự nguyện được đóng 1 lần cho thời gian còn thiếu với mức đóng cao hơn mức đóng hàng tháng và đóng trước 1 lần cho thời gian về sau với mức đóng thấp hơn mức đóng hàng tháng.
Đối với đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Đối với đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà đóng không liên tục thì bị truy thu đóng BHXH, phải đóng BHXH theo thời gian bị gián đoạn cộng với tiền lại phạt chậm đóng BHXH. Tiền lãi được tính theo công thức như sau:
Lcđi = Pcđi x k (đồng)
Trong đó:
- Lcđi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN tính tại tháng i (đồng).
- Pcđi: số tiền BHXH chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:
Pcđi = Plki – Spsi (đồng) (2)
Trong đó:
- Plki: tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có).
- Spsi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau:
- Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi;
- Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức ba (03) tháng, sáu (06) tháng một lần: số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.
k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%), xác định như sau:
- Đối với BHXH bắt buộc, BHTN, k tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố.
- Đối với BHYT, k tính bằng bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm trước liền kề. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.
Đối với người tham gia BHXH tự nguyện
- Tờ khai thay đổi thông tin người tham gia BHXH theo mẫu TK02-TS, ghi rõ thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện; Có phương thức đóng BHXH tự nguyện và nội dung thay đổi khác (01 bản).
- Số tiền đóng BHXH tự nguyện tháng = Thu nhập làm căn cứ đóng X tỷ lệ đóng
- Thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện theo quy định hiện nay thấp nhất bằng với tiền lương cơ sở, cao nhất không quá 20 lần tháng tiền lương cơ sở, mức sau cao hơn mức trước liền kê là 50.000 đồng (1.150.000đ, 1.200.000đ, 1.250.000đ...).
- Tỷ lệ đóng BHXH tự nguyện theo quy định của Luật BHXH là 22% (cho 2 quỹ hưu trí và tử tuất). Ví dụ, bạn chọn thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện theo tiền lương cơ sở, tiền lương cơ sở hiện nay Chính phủ quy định là 1.490.000 đồng.
- Số tiền phải đóng BHXH tự nguyện của 1 tháng là: (1.490.000đ x 22%) = 327.800 đồng.
4. Khách hàng cung cấp gì khi sử dụng dịch vụ của ACC
Khách hàng chỉ cung cấp những hồ sơ sau:
- Giấy tờ tùy thân của chủ doanh nghiệp: CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân sao y chứng thực không quá 6 tháng.
- Các giấy tờ liên quan đến giấy tờ liên quan đến thủ tục đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn hoặc không liên tục.
5. Quy trình đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn hoặc không liên tục của ACC
- Lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải;
- Báo giá qua điện thoại để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định có hợp tác với ACC không;
- Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn hồ sơ nếu khách hàng cung cấp đủ hồ sơ chúng tôi yêu cầu;
- Khách hàng cung cấp hồ sơ theo yêu cầu của ACC.
- Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng;
- Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã được nhận được kết quả.
6. Những câu hỏi thường gặp
6.1 Quá trình đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn thì có làm ảnh hưởng đến việc hưởng bảo hiểm xã hội hay không?
Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục (bị gián đoạn) thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính trong trường hợp này được tính là tổng thời gian người lao động đó đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội cụ thể trong từng trường hợp và mức hưởng bảo hiểm xã hội cũng được tính dựa trên căn cứ này.
6.2 Đóng BHXH gián đoạn có được hưởng lương hưu sau này không?
Trường hợp người lao động đóng BHXH không liên tục thi thời gian đóng BHXH là tổng thời gian đã đóng BHXH. Do đó, khi về già người lao động vẫn được hưởng lương hưu nếu thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định.
6.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn hoặc không liên tục không?
Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn hoặc không liên tục uy tín, trọn gói cho khách hàng.
6.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn hoặc không liên tục của công ty Luật ACC là bao nhiêu?
Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Nội dung bài viết:
Bình luận