Tự đóng bảo hiểm y tế sau khi nghỉ việc như thế nào? (Cập nhật 2023)

Nhiều người lao động nghỉ việc có chung thắc mắc là có tiếp tục được sử dụng thẻ BHYT đã được cấp để tham gia khám, chữa bệnh nữa hay không? Và nếu không được tiếp tục sử dụng thì họ có thể tự đóng BHYT để bảo vệ quyền lợi của mình được không? Tự đóng bảo hiểm y tế sau khi nghỉ việc như thế nào? Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý chúng tôi tự tin có thể giải đáp được vấn đề này. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây. 

Tự đóng Bhyt Sau Khi Nghỉ Việc

Tự đóng BHYT sau khi nghỉ việc như thế nào?

1. Thẻ bảo hiểm y tế đã cấp có còn giá trị khi nghỉ việc?

Theo khoản 2 Điều 50 Quyết định 595 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, doanh nghiệp có trách nhiệm lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo đúng quy trình, quy định nhất là khi có sự thay đổi nhân sự của doanh nghiệp.

Nếu mà chậm báo giảm, thì theo điểm 2.1 khoản 2 Điều 50 cũng nhấn mạnh rõ: 

“Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó”

Như vậy, khi doanh nghiệp báo giảm người tham gia BHYT tại đơn vị mình thì thẻ BHYT của người lao động thôi việc chỉ có giá trị sử dụng đến hết tháng đó. Thời hạn có giá trị sử dụng của thẻ BHYT đã cấp phụ thuộc vào thông báo giảm của doanh nghiệp sử dụng lao động. Người lao động sẽ không phải trả lại hay nói cách khác là sẽ không bị thu hồi thẻ BHYT. Nói cách khác, người lao động đã nghỉ việc vẫn có thể sử dụng thẻ BHYT đã được cấp để đi khám chữa bệnh BHYT đến hết tháng mà doanh nghiệp báo giảm lao động. 

2. Sau nghỉ việc có thể tiếp tục đóng bảo hiểm y tế không?

Quyền lợi liên quan đến BHYT là liên quan trực tiếp đến chăm sóc sức khỏe của bản thân nên vô cùng quan trọng, chính vì vậy khi thẻ BHYT của người lao động hết hạn theo như phân tích ở trên thì người lao động cần kịp thời tiếp tục tham gia BHYT. Đặc biệt, nếu người lao động đã cận mốc thời gian tham gia BHYT 5 năm thì cần nhanh chóng tiến hành đăng ký tham gia BHYT để hưởng những quyền lợi tốt hơn vì nếu để gián đoạn thời gian quá 3 tháng sẽ không được tính BHYT 5 năm liên tục.

Để đóng bảo hiểm y tế sau khi nghỉ việc, người lao động có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau:

  • Phương án 1: Tham gia BHYT tự nguyện theo hình thức hộ gia đình

Căn cứ Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, nếu không thuộc đối tượng tham gia BHYT do cơ quan BHXH đóng hoặc do ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ mức đóng, người lao động sau khi nghỉ việc hoàn toàn có thể tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình.

Nếu ngay sau khi nghỉ việc mà tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình thì người lao động sẽ được cấp thẻ BHYT mới. Về mức đóng BHYT theo hộ gia đình thì pháp luật hiện hành quy định như sau: 

Thành viên
hộ gia đình
Số tiền đóng
Người thứ nhất 67.050 đồng/tháng (804.600 đồng/năm)
Người thứ hai 46.935 đồng/tháng (563.220 đồng/năm)
Người thứ ba 40.230 đồng/tháng (482.760 đồng/năm)
Người thứ tư 33.525 đồng/tháng (402.300 đồng/năm)
Người thứ năm
trở đi
26.820 đồng/tháng ((321.840 đồng/năm)

(Điểm e, khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP)

Người lao động sau khi nghỉ việc muốn tham gia BHYT theo hộ gia đình thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:

Bước 1: Kê khai đầy đủ thông tin vào Tờ khai tham gia BHYTBHYT

Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú/đại lý thu

Người dân nộp Tờ khai cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đại lý thu cùng với các giấy tờ sau: (i) Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú; (ii) Bản chính hoặc bản chụp thẻ bảo hiểm y tế của các thành viên khác trong Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú đã có thẻ để xác định giảm trừ mức đóng.

Bước 3: Đóng tiền tham gia BHYT

Sau khi nộp hồ sơ, người dân đóng tiền tham gia BHYT theo đúng quy định và nhận giấy hẹn trả kết quả.

Bước 4: Đến nhận thẻ BHYT

Căn cứ ngày ghi trên giấy hẹn, người dân đến đại lý thu bảo hiểm xã hội hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đã nộp hồ sơ để nhận thẻ BHYT

  • Phương án 2: Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp

Tại Điều 51 Luật Việc làm 2013 quy định: “Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.”

Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp thì NLĐ sẽ được cơ quan BHXH đóng BHYT và cấp thẻ BHYT theo quy định tại Điều 23 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (hiện quy định này đã được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 11 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP).

Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, NLĐ sẽ không được hưởng BHYT. Khi đó, NLĐ có thể tham giao BHYT tự nguyện theo hình thức hộ gia đình như phương án 1 để tiếp tục hưởng chế độ BHYT khi đi KCB.

3. Quyền lợi khi tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế? 

Mức hưởng BHYT hộ gia đình năm 2022 tuân theo nguyên tắc chung về hưởng BHYT theo Điều 14, Nghị định 146/2018/NĐ-CP

Trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến

Người tham gia BHYT hộ gia đình nếu thực hiện khám, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được hưởng:

  • 100% chi phí khám, chữa bệnh nếu khám bệnh ở tuyến xã.
  • 100% chi phí khám, chữa bệnh khi người bệnh trong trường hợp chi phí khám, chữa bệnh của 1 lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở hiện hành.
  • 100% chi phí khám, chữa bệnh khi người bệnh đã tham gia BHYT 5 năm liên tục và tổng số tiền chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm cao hơn 6 tháng lương cơ sở.
  • 80% chi phí khám, chữa bệnh với những đối tượng thuộc các trường hợp còn lại.

Trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến

Người tham gia BHYT nếu đi khám, chữa bệnh ở các bệnh viện trái tuyến so với nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu sẽ được hưởng mức:

  • 40% chi phí điều trị trong trường hợp điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương.
  • 100% chi phí khám và chữa bệnh ở bệnh viện tuyến tỉnh bắt đầu từ ngày 01/01/2021 trở đi.
  • 100% chi phí khám, chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện.

Trên đây, Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn đã hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi Tự đóng bảo hiểm y tế sau khi nghỉ việc như thế nào? Chúng tôi tin rằng sau bài viết này quý bạn đọc sẽ hiểu thêm về vấn đề này cũng như có những bước đi tiếp theo cho mình trong quá trình tham gia BHYT để bảo vệ tốt nhất quyền lợi, sức khỏe của mình. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì thêm về các vấn đề liên quan hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo