Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, người tham gia sẽ có thể phải gặp một số thuật ngữ có liên quan như đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm,… Theo đó, đồng bảo hiểm đóng vai trò là một hình thức giảm thiểu rủi ro phát sinh cho doanh nghiệp bảo hiểm. Vậy đồng bảo hiểm là gì? Vai trò của đồng bảo hiểm là gì? Để giúp mọi người tìm hiểu chi tiết, ACC xin cung cấp một số thông tin có liên quan trong bài viết sau đây. Mời các bạn cùng theo dõi.

1. Đồng bảo hiểm là gì?
Đồng bảo hiểm được hiểu là cách thức phân tán, chia sẻ rủi ro theo chiều ngang bằng cách tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm khác nhau cho cùng một đối tượng bảo hiểm. Theo đó, khi có xảy ra sự kiện bảo hiểm, các công ty bảo hiểm sẽ cùng có trách nhiệm bảo hiểm theo tỷ lệ thỏa thuận và mức phí trước đó khách hàng đã đóng.
Mỗi đồng bảo hiểm sẽ nhận một tỷ lệ phí nhất định, và đồng thời cũng có trách nhiệm bồi thường tương ứng khi xảy ra rủi ro. Khái quát hơn là khi các doanh nghiệp bảo hiểm cùng bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm và mỗi nhà đồng bảo hiểm chấp nhận tỷ lệ % rủi ro nào đó thì cũng nhận được tỷ lệ phí tương ứng với % rủi ro cũng như trách nhiệm bảo hiểm cam kết. Tuy nhiên số tiền bảo hiểm sẽ không vượt quá trong quy định bảo hiểm.
VD: Công ty bảo hiểm X và công ty bảo hiểm Y cùng nhận bảo hiểm tài sản cho anh A, theo đó, rủi ro đối với tài sản này đã được phân chia cho cả hai công ty. Trong trường hợp này, phí bảo hiểm anh A phải đóng là 1 tỷ. Công ty X nhận bảo hiểm cho 60% của rủi ro, công ty Y nhận bảo hiểm 40% của rủi ro. Vậy đối với phí mà anh A phải đóng, công ty X và công ty Y sẽ nhận được lần lượt là 600.000.000 đồng và 400.000.000 đồng.
Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, bị tổn thất 5 tỷ thì số tiền bồi thường đối với tài sản được bảo hiểm của anh A tương ứng với tỷ lệ % rủi ro, lần lượt như sau: công ty X là 3 tỷ và công ty Y là 2 tỷ.
Ngoài ra, đồng bảo hiểm còn là thuật ngữ mà khách hàng thường thấy khi mua các gói bảo hiểm sức khỏe. Đồng bảo hiểm hay đồng chi trả có nghĩa là khi người tham gia nộp hồ sơ đề nghị chi trả, bồi thường, công ty bảo hiểm chỉ chi trả cho khách hàng theo tỷ lệ nhất định nào đó do họ ấn định từ trước, cho dù hạn mức bảo hiểm của người đó tham gia vẫn đảm bảo có thể thanh toán hết cho sự kiện bảo hiểm.
Nói đơn giản thì đồng chi trả là việc công ty bảo hiểm hỗ trợ chi trả một phần chi phí theo tỷ lệ trong hợp đồng đã ký giữa hai bên cho người mua bảo hiểm.
Ví dụ hạn mức bảo hiểm thai sản là 10 triệu đồng, công ty bảo hiểm A ấn định mức đồng bảo hiểm thai sản là 30%, khi người tham gia bảo hiểm sinh con vẫn phải chi trả 30% tương ứng 03 triệu đồng và nhận được chi trả từ công ty bảo hiểm 07 triệu đồng.
Đồng bảo hiểm thường áp dụng cho các trường hợp đặc biệt giúp cho doanh nghiệp chia sẻ, phân tán rủi ro trên thị trường bảo hiểm, hình thức đồng bảo hiểm thường áp dụng cho các hợp đồng có giá trị quá lớn như bảo hiểm máy bay, bảo hiểm thân tàu biển nội địa,... Ở trường hợp thứ hai, đồng bảo hiểm hay đồng chi trả thường áp dụng cho các đối tượng có khả năng rủi ro cao hơn người bình thường như trẻ em, sản phụ,…
2. Vai trò của đồng bảo hiểm là gì?
Đồng bảo hiểm có vai trò khá quan trọng với các công ty bảo hiểm cũng như bên tham gia bảo hiểm. Đồng bảo hiểm giúp phân tán rủi ro, góp phần ổn định tài chính cho công ty bảo hiểm. Đồng thời, đồng bảo hiểm còn được áp dụng để giảm áp lực cạnh tranh gây thiệt hại cho các doanh nghiệp bảo hiểm.
Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về đồng bảo hiểm là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận