Phong tỏa tài sản là một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án (tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, cá nhân, cơ quan, tổ chức) áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án hay Phong tỏa tài sản là cấm chuyển dịch, sử dụng, hủy hoại tài sản khi đã xác định được loại, số lượng, đặc điểm, giá trị tài sản. vậy thì phong tỏa tài sản cần làm mẫu đơn yêu cầu phong tỏa tài sản ra sao? Thủ tục như thế nào? Dưới đây là thông tin cần thiết giúp bạn đọc dễ dàng nắm bắt được những thông tin quan trọng nhất

1. Trường hợp bị phong tỏa tài sản
Phong tỏa tài sản là biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Phong tỏa tài sản trong tố tụng dân sự bao gồm:
- Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ:
Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản đang gửi giữ và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
- Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ:
Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
(Điều 125, 126 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
2. Trường hợp bị phong tỏa tài khoản
2.1. Trường hợp bị phong tỏa tài sản trong vụ án dân sự
Phong tỏa tài khoản là một biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
(Điều 124 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
2.2. Trường hợp bị phong tỏa tài sản trong vụ án hình sự
* Phong tỏa tài sản là một biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
* Trường hợp bị phong tỏa tài sản:
- Đối với người bị buộc tội:
Phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.
(Điều 129 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
- Đối với pháp nhân thương mại:
Phong tỏa tài khoản áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại và có căn cứ xác định pháp nhân đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của cá nhân, tổ chức khác nếu có căn cứ xác định số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân.
(Điều 438 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
3. Mẫu đơn yêu cầu phong tỏa tài sản là gì?
Đơn yêu cầu phong tỏa tài sản là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghỉ chủ thể có thẩm quyền thực hiện việc phong tỏa tài sản của một chủ thể khác (thường là chủ thể có nghĩa vụ về tài sản) và Mẫu đơn yêu cầu phong tỏa tài sản lập ra với các thông tin cần thiết, nội dung phong tỏa, lí do.. và các thông tin kèm theo để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét phong tỏa tài sản đó.
4. Mẫu đơn yêu cầu phong tỏa tài sản để làm gì?
Mẫu đơn yêu cầu phong tỏa tài sản là mẫu đơn được lập ra để yêu cầu về việc phong tỏa tài sản.
5. Mẫu đơn yêu cầu phong tỏa tài sản
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
………, ngày…. tháng…. năm…..
ĐƠN YÊU CẦU PHONG TỎA TÀI SẢN
– Căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
– Căn cứ………….
Kính gửi: – Hội đồng xét xử…………….. (tại phiên tòa)
Họ và tên:……………………..……. Sinh năm:……………………………………….
Chứng minh nhân dân số:……………………… do CA……….. cấp ngày…./…./……
Địa chỉ thường trú:……………………………………………………..……………….
Địa chỉ cư trú hiện nay:………………………………………….……………………..
Số điện thoại liên hệ:…………………………………………………………………..
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc sau:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
(Trình bày về các sự việc xảy ra khiến bạn làm đơn yêu cầu)
Căn cứ Khoản 11 Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự quy định thì “Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ cũng là một trong cá biện pháp khẩn cấp tạm thời” được áp dụng để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“Điều 126. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ
Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.”
Tôi nhận thấy, tôi có quyền yêu cầu ……………….. (Thẩm phán…/Hội đồng xét xử…) áp dụng biện pháp Phong tỏa tài sản theo quy định tại Điều 126 Bộ luật tố tụng dân sự với
Ông:…………………………………….….. Sinh năm:………………………………..
Chứng minh nhân dân số:……………….… do CA…………….. cấp ngày…./…./……
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………………….
Địa chỉ cư trú hiện nay:………………………………………………………………..
Là:……………………. (ví dụ: bị đơn trong vụ án dân sự được Quý Tòa thụ lý theo Quyết định……….)
Do, Ông……………. đã có hành vi/dấu hiệu/…….. (hành vi vi phạm của chủ thể/lý do dẫn đến việc bạn yêu cầu, ví dụ, người này có hành vi tẩu tán tài sản,… )
Vậy nên tôi làm đơn này để kính đề nghị ……………… xem xét, ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ để đảm bảo cho việc giải quyết/thi hành án của Ông…………./…… (đưa ra mục đích bạn hướng tới khi đưa ra yêu cầu Phong tỏa tài sản).
Tôi xin cam đoan những thông tin trên là đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm phát sinh nếu những thông tin trên là sai theo đúng quy định của pháp luật.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên) |
6. Hướng dẫn và lưu ý làm đơn yêu cầu phong tỏa tài sản
Để áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ, cần phải thỏa mãn 3 điều kiện sau:
– Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền
– Có tiền gửi trong tài khoản ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác; có tài sản gửi giữ.
– Nhằm ngăn chặn hành vi tẩu tán tiền trong tài khoản của người phải thi hành án
Về thủ tục áp dụng được quy định tại Khoản 2 Điều 67 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự; Điều 20 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP.
Thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp này “ phong tỏa tài sản”: căn cứ theo khoản 1 điều 133 BLTTDS 2015 như sau:
– Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm làm đơn;
+ Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
+ Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
+ Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
+ Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
+ Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
Nội dung bài viết:
Bình luận