Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể và có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp thì việc thay đổi địa điểm kinh doanh là khá phổ biến, tuỳ thuộc vào các yếu tố như tình trạng kinh doanh, chi phí, cung - cầu,... Khi muốn thay đổi địa chỉ công ty chúng ta phải chuẩn bị hồ sơ và nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh để thông báo về việc thay đổi địa chỉ của công ty mình. Trong hồ sơ thường sẽ có các thành phần như quyết định, biên bản họp. Và có nhiều bạn cũng thắc mắc là trong hồ sơ có đơn xin thay đổi địa điểm kinh doanh hay không? Để giải đáp thắc mắc ở trên mời quý bạn đọc tham khảo bài viết: Đơn xin thay đổi địa điểm kinh doanh (Cập nhật 2023).
1. Có đơn xin thay đổi địa chỉ công ty hay không?
2. Các thủ tục thay đổi địa điểm kinh doanh
https://youtu.be/xNP560fB8sc
Khi thay đổi địa chỉ kinh doanh, doanh nghiệp cần phải thực hiện những thủ tục với cơ quan thuế liên quan theo đúng với quy định của pháp luật.
Thủ tục với cơ quan thuế về việc chuyển địa điểm kinh doanh
Đối với những doanh nghiệp có sự thay đổi về địa điểm kinh doanh thì cần phải có hồ sơ và thủ tục thay đổi theo đúng như quy định tại điều 12 thông tư 95/2016/TT-BTC. Tuy nhiên việc thay đổi địa chỉ kinh doanh có hai trường hợp như sau:
– TH1: Thay đổi địa chỉ làm thay đổi cơ quan thuế quản lý: Đây là trường hợp địa chỉ kinh doanh mới của doanh nghiệp được chuyển sang tỉnh, thành phố khác với địa chỉ đã đăng ký kinh doanh trước đó.– TH2: Thay đổi địa chỉ không làm thay đổi cơ quan thuế: Đây là trường hợp địa chỉ kinh doanh mới nằm trong phạm vi cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với địa chỉ trước đó.
Đối với mỗi trường hợp thì việc chuẩn bị giấy tờ hồ sơ, cũng như những bước làm thủ tục thay đổi địa điểm kinh doanh mới cũng có sự khác biệt. Tùy từng trường hợp mà các doanh nghiệp có thể thực hiện các bước như sau.
1. Trường hợp làm thay đổi cơ quan thuế
Tại cơ quan thuế chuyển đi
Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những hồ sơ như sau:
- Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế theo mẫu 08-MST ban hành kèm theo thông tư 95.
Tại cơ quan thuế nơi chuyển đến
Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ để nộp cho phòng đăng ký kinh doanh gồm:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản chính)
- Quyết định bằng văn bản của hội đồng thành viên (Giám đốc)
- Biên bản họp của hội đồng thành viên về sự thay đổi trong giấy phép kinh doanh
- Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế theo Mẫu
2. Trường hợp không làm thay đổi cơ quan thuế
Đối với trường hợp không làm thay đổi cơ quan thuế thì cũng cần chuẩn bị hồ sơ và thủ tục như sau:
Hồ sơ cần chuẩn bị nộp cho phòng đăng ký kinh doanh
- Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản chính)
- Quyết định bằng văn bản của hội đồng thành viên (Giám đốc)
- Biên bản họp của hội đồng thành viên về sự thay đổi trong giấy phép kinh doanh
- Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế theo Mẫu
Hồ sơ nộp cho cơ quan thuế
- Tờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế theo mẫu 08 – MST ban hành kèo theo thông tư 95
- Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc hoặc quyết định thành lập, hay giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cung cấp nếu thông tin đăng ký thuế trên các giấy tờ này có sự thay đổi.
Thời gian để thực hiện các thủ tục hoàn tất với cơ quan thuế thường kéo dài từ 5 – 10 ngày làm việc tính từ ngày nộp hồ sơ đăng ký.
3. Các bước thay đổi địa chỉ kinh doanh cho doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi địa chỉ kinh doanh
Sau khi hoàn thành việc chốt thuế tại các cơ quan cũ và có công văn của cơ quan thuế cho chuyển sang địa chỉ mới thì doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ thay đổi địa chỉ kinh doanh của doanh nghiệp và tiến hành thay đổi đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ chuẩn bị đầy đủ theo nghị định 78/2015/NĐ-CP gồm:
- Thông báo thay đổi địa chỉ trụ sở chính
- Quyết định bằng văn bản về việc thay đổi địa chỉ công ty
- Bản sao biên bản họp về việc thay đổi địa chỉ công ty của ban giám đốc hay hội đồng thành viên
- Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ.
- Các giấy tờ liên quan khác ( nếu được yêu cầu)
Bước 2: Nộp hồ tại phòng đăng ký kinh doanh tại nơi doanh nghiệp đăng ký giấy phép kinh doanh hay có thể trực tuyến tới phòng Đăng ký kinh doanh qua cổng thông tin quốc gia
Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tiến hành giải quyết hồ sơ doanh nghiệp
Bước 4: Nhận thông báo kết quả. Trường hợp hồ sơ hợp lệ sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư và nhận kết quả.
Đó là toàn bộ quy trình về thay đổi địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
4. Các trường hợp cần phải thực hiện thay đổi đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp được quyền lập nhiều địa điểm kinh doanh khác với trụ sở chính hoặc chi nhánh để buôn bán, sản xuất phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Khi đăng ký lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.
Đơn xin thay đổi địa điểm kinh doanh (Cập nhật 2023)
Khi phát sinh các thay đổi trên nội dung giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp phải thực hiện thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh, bao gồm:
- Thay đổi thông tin về tên doanh nghiệp chủ quản;
- Thay đổi thông tin về địa chỉ của doanh nghiệp chủ quản;
- Tên địa điểm kinh doanh bằng tiếng việt, tiếng nước ngoài và viết tắt;
- Địa chỉ của địa điểm kinh doanh, bao gồm cả số điện thoại, fax, email và website;
- Thay đổi về người đứng đầu địa điểm kinh doanh, cập nhật hoặc những thông tin thay đổi về người đứng đầu địa điểm kinh doanh như (chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu);
Cập nhật lại địa chỉ thường trú hoặc địa chỉ liên lạc của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
- Thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của chi nhánh chủ quản nếu địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
- Khi công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi thành công ty cổ phần và ngược lại, doanh nghiệp tư nhân chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì các địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động (thay đổi doanh nghiệp chủ quản).
5. Đơn xin thay đổi địa điểm kinh doanh (Cập nhật 2023)
Rất nhiều bạn đọc thắc mắc về mẫu đơn xin thay đổi địa điểm kinh doanh mới nhất năm 2023, mời các bạn tham khảo mẫu đơn dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………, ngày….tháng….năm…..
ĐƠN XIN THAY ĐỔI ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
Kính gửi SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TP. HÀ NỘI
Căn cứ Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về đăng kí doanh nghiệp
Căn cứ Quyết định và biên bản họp của công ty về việc chuyển địa điểm kinh doanh
Tôi tên là: Nguyễn Văn B Sinh năm: 19xx
Giấy chứng minh nhân dân số: 000000000 cấp ngày …/…/… tại Công an Thành phố Hà Nội.
Hộ khẩu thường trú: Thôn C, xã D, huyện E, tỉnh F
Chỗ ở hiện tại: Số nhà 00, phố…., phường……, quận….., thành phố Hà Nội
Số điện thoại liên hệ: 0123456789
Là người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần XYZ
Trụ sở công ty: số……,đường….., phường….., quận….., thành phố Hà Nội
Giấy phép hoạt động kinh doanh số 0000000 cấp ngày …/…/… tại Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội.
Tôi xin trình bày Qúy cơ quan một sự việc sau:
Ngày…/…/… công ty tôi được Sở Kế Hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy đăng kí doanh nghiệp với lĩnh vực đăng kí là Vận tải. Khi đó, trụ sở kinh doanh của công ty tôi đăng kí trong giấy phép đăng kí doanh nghiệp là số……,đường….., phường….., quận….., thành phố Hà Nội. Nay, do sự bất lợi về giao thông đi lại nên công ty chúng tôi đã họp bàn và đưa ra quyết định thay đổi địa điểm kinh doanh sang địa chỉ mới là số……,đường….., phường….., quận….., thành phố Hà Nội.
Do vậy, tôi kính đề nghị Qúy Cơ quan xem xét cho công ty tôi được thay đổi địa điểm kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Kèm theo đơn này, tôi xin gửi Qúy cơ quan Quyết định và biên bản họp của công ty về việc chuyển địa điểm kinh doanh đã được công chứng.
Kính mong Qúy cơ quan xem xét, xử lý yêu cầu của tôi một cách nhanh chóng.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Kí và ghi rõ họ tên)
6. Những câu hỏi thường gặp/ Mọi nguời cùng hỏi
Không đăng ký thay đổi nội dung đăng ký địa điểm kinh doanh có bị phạt không?
- Phạt tiền từ 1 triệu – 5 triệu nếu quá thời hạn quy định từ 01 – 30 ngày;
- Phạt tiền từ 5 triệu – 10 triệu nếu quá thời hạn quy định từ 31 – 90 ngày;
- Phạt tiền từ 10 triệu – 15 triệu nếu quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên;
Doanh nghiệp chủ quản đổi tên, địa điểm kinh doanh có phải thực hiện thủ tục thay đổi theo hay không?
Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh ghi nhận thông tin của doanh nghiệp chủ quản và chi nhánh chủ quản, khi doanh nghiệp chủ quản có thay đổi thông tin như tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở hay chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh cũng đăng ký cập nhật lại thông tin đăng ký trên giấy chứng nhận cho đúng với thông tin của doanh nghiệp/chi nhánh chủ quản.
Có phải làm thủ tục chốt thuế chuyển quận khi chuyển địa chỉ đặt địa điểm kinh doanh không?
Theo quy định của Nghị định 01/2021 quy định: “Trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ đặt chi nhánh, văn phòng đại diện dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục về thuế với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế.”
Nội dung thay đổi địa chỉ làm thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện như sau:
- Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận