Đơn xin rút tiền học phí là mẫu đơn được lập ra nhằm gửi tới Ban Giám hiệu trường mà bạn đang theo học để xin được rút lại tiền học phí đã nộp. Sau đây, Công ty Luật ACC xin gửi đến bạn Mẫu đơn xin rút học phí mới nhất theo quy định hiện hành.

Mẫu đơn xin rút học phí mới nhất
1. Quy định về xin thôi học, rút học phí tại các cơ sở giáo dục đại học hiện nay như thế nào?
Công tác đào tạo đại học được quy định tại Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18/3/2023 của Bộ GD&ĐT ban hành quy chế đào tạo trình độ đại học.
Theo Thông tư này, chương trình đào tạo phải được công khai với người học trước khi tuyển sinh và khi bắt đầu khóa học (Khoản 3 Điều 2), kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa phải được cung cấp để định hướng cho sinh viên (Khoản 4 Điều 2), kế hoạch học kỳ (bao gồm kế hoạch mở lớp, hình thức dạy, lịch học, lịch thi các học phần được tổ chức trong học kỳ cho các khóa học, chương trình đào tạo và hình thức đào tạo) phải được công bố kịp thời với đầy đủ thông tin cần thiết, bảo đảm thuận tiện cho sinh viên xây dựng kế hoạch học tập và đăng ký học tập (Khoản 3 Điều 6).
Về học phí, các cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, theo đó học phí được thu định kỳ hằng tháng hoặc hằng năm và thu tối đa 10 tháng/năm (Điều 12 Chương II).
Việc xin thôi học và rút học phí do các cơ sở giáo dục đại học quy định cụ thể tại quy chế đào tạo của trường. Do đó, bạn cần liên hệ với trường để được giải đáp thỏa đáng.
2. Mẫu đơn xin rút học phí mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
………., ngày…. tháng…. năm…….
ĐƠN XIN RÚT LẠI TIỀN HỌC PHÍ
Kính gửi: – Trường……………./Trung tâm…………
– Ban Giám hiệu trường/Giám đốc trung tâm…………….
(Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền)
– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;
– Căn cứ …;
– Căn cứ tình hình thực tế của bản thân.
Tên tôi là: …………………………………………………………
Sinh ngày ………….tháng ………năm…………… Giới tính:…………….
Giấy CMND/thẻ CCCD số …………………… Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP)…………….
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………………….
Chỗ ở hiện nay ……………………………………………………………………….
Điện thoại liên hệ: ……………………………
Tôi xin trình bày với Quý trường/trung tâm sự việc như sau:
Tôi là…………….
Của Trường/Trung tâm………….. theo ……………………… giữa……………
Đã nộp số tiền học phí là:…………………. VNĐ (bằng chữ:…………………….. Việt Nam đồng) cho Quý trường/trung tâm vào ngày…/…../…….
……………………………………………………
……………………………………………………
(Bạn trình bày hoàn cảnh và lý do dẫn đến việc bạn làm đơn xin rút tiền học phí, ví dụ, đã đóng tiền học phí nhưng giờ không còn nhu cầu học tại Trường/Trung tâm, và theo thỏa thuận của hai bên trước đó, bạn được quyền rút lại tiền học phí đã nộp nếu bạn không tiếp tục học tại thời điểm bạn đề nghị)
Căn cứ điểm…. Khoản….. Điều…… Bộ luật dân sự năm 2015/Hợp đồng………../… quy định:
“…”
Tôi làm đơn này để đề nghị Quý trường/Trung tâm……. xem xét và tiến hành trả lại số tiền học phí mà tôi đã nộp vào ngày…/…./…… theo nội dung……………
Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi đã nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tôi xin gửi kèm đơn này những văn bản, tài liệu dưới đây:
1./………
2./……..
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin rút tiền học phí
Đơn xin rút tiền học phí là biểu mẫu đơn từ hành chính vì thế các bạn học sinh, sinh viên khi viết phải trình bày khoa học, rõ ràng, có nội dung quốc hiệu và tiêu ngữ đầy đủ. Mẫu đơn xin rút tiền học phí sẽ được gửi lên ban giám hiệu nhà trường, phòng tại vụ vì thế nên phải ghi rõ vào phần kính gửi để được hỗ trợ giải quyết nhanh nhất theo quy định của nhà trường và bộ Giáo dục Đào tạo.
Khi viết mẫu đơn xin rút lại tiền học phí cần lưu ý những nội dung như sau:
(1): Điền rõ tên Cơ sở giáo dục bạn đang theo học
(2): Ghi tên trung tâm, cơ sở giáo dục giống mục (1)
(3): Điều khoản rút học phí trong hợp đồng học tập ban đầu giữa bạn và bên cơ sở giáo dục ký kết.
(4): Điền đầy đủ các thông tin cá nhân của học sinh, sinh viên làm đơn bao gồm họ tên, mã số sinh viên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, tên lớp, tên khóa học, hệ đào tạo, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, căn cước công dân,…
(5): Điền tư cách của bạn trong việc làm đơn, ví dụ: học sinh/ sinh viên/ học viện,…
(6): Tên trung tâm như phần (1)
(7): Điều khoản rút học phí trong hợp đồng học tập ban đầu giữa bạn và bên cơ sở giáo dục ký kết để tăng tính thuyết phục, chặt chẽ
(8): Thông tin số tiền đã nộp, thời gian nộp.
(9): Phần này trình bày hoàn cảnh và lý do dẫn đến việc bạn làm đơn xin rút tiền học phí, ví dụ, đã đóng tiền học phí nhưng giờ không còn nhu cầu học tại Trường/Trung tâm, và theo thỏa thuận của hai bên trước đó, bạn được quyền rút lại tiền học phí đã nộp nếu bạn không tiếp tục học tại thời điểm bạn đề nghị
(10): Bạn trích căn cứ mà bạn sử dụng để chứng minh quyền rút học phí của bản thân
(11): Bạn liệt kê
Các nội dung chính cần trình bày trong đơn xin rút tiền học phí bao gồm các thông tin cá nhân của học sinh, sinh viên làm đơn bao gồm họ tên, mã số sinh viên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, tên lớp, tên khóa học, hệ đào tạo. Tiếp đó trong phần nội dung các em cần nêu rõ lý do làm đơn xin rút lại học phí là gì, số tiền học phí là bao nhiêu cần ghi rõ bằng số và bằng chữ.
4. Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin rút lại học phí
Sau khi đã đóng học phí làm sao để có thể rút lại hồ sơ và số tiền đã đóng khi không còn nhu cầu theo học tại ngôi trường đó nữa. Việc cần làm là chuẩn bị các giấy tờ cần thiết theo nội quy của nhà trường và đặc biệt không quên kèm theo một Đơn để xin rút lại toàn bộ tiền học phí hoặc một phần học phí đã đóng.
Hồ sơ xin rút tiền học phí:
– Đơn xin rút lại tiền học phí;
– Biên lai đã đóng tiền học phí được nhà trường cấp khi hoàn thành nghĩa vụ đóng tiền trước đó;
– Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân của người xin rút tiền;
– Giấy tờ chứng minh lý do không thể theo học tại trường hay cơ sở đào tạo này cùng các giấy tờ khác có liên quan.
5. Điều kiện rút lại hồ sơ và học phí khi không còn nhu cầu học tại trường
Theo quy định của Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT về Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy quy định về quyền của sinh viên như sau:
- Được nhận vào học đúng ngành, nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các Điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ sở giáo dục đại học.
- Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân về việc học tập, rèn luyện theo quy định của cơ sở giáo dục đại học; được phổ biến nội quy, quy chế về đào tạo, rèn luyện và các chế độ, chính sách của Nhà nước có liên quan đến sinh viên.
- Được tạo Điều kiện trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện, bao gồm:
– Sử dụng hệ thống thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao;
– Tham gia nghiên cứu khoa học, thi sinh viên giỏi, thi Olympic các môn học, thi sáng tạo khoa học, kỹ thuật;
– Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo quy định hiện hành của Nhà nước;
– Đăng ký dự tuyển đi học, tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi sinh viên ở nước ngoài; học chuyển tiếp ở các trình độ đào tạo cao hơn theo quy định hiện hành;
– Tham gia hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam; tham gia các tổ chức tự quản của sinh viên, các hoạt động xã hội có liên quan ở trong và ngoài trường học theo quy định của pháp luật; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với Mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục đại học;
– Sử dụng các dịch vụ công tác xã hội hiện có của cơ sở giáo dục đại học (bao gồm các dịch vụ về hướng nghiệp, tư vấn việc làm, tư vấn sức khỏe, tâm lý, hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt,…)
– Nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm, tiến độ nhanh, học cùng lúc hai chương trình, chuyển trường theo quy định của quy chế về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định.
- Được hưởng các chế độ, chính sách, được xét nhận học bổng khuyến khích học tập, học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ theo quy định hiện hành; được miễn giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo quy định của Nhà nước.
- Được góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các Điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị các giải pháp góp phần xây dựng và phát triển cơ sở giáo dục đại học; đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của sinh viên.
- Được xét tiếp nhận vào ký túc xá và ưu tiên khi sắp xếp vào ở ký túc xá theo quy định.
- Sinh viên đủ Điều kiện công nhận tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ, bảng Điểm học tập và rèn luyện, các giấy tờ liên quan và giải quyết các thủ tục hành chính khác.”
Theo nội dung quy chế thì sinh viên được nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm, tiến độ nhanh, học cùng lúc hai chương trình, chuyển trường theo quy định của quy chế về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định.
Tuy nhiên, trong trường hợp muốn nghỉ học ngay lập tức và có nhu cầu rút học phí đã nộp khi nhập học thì có thể làm đơn xin rút học phí. Việc rút học phí với tỉ lệ phần trăm bao nhiêu còn tùy thuộc vào quy chế của trường đại học mà sinh viên theo học. Nhưng chỉ được rút học phí khi thuộc các trường hợp như hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được xác nhận bởi cha mẹ, chính quyền địa phương nơi cư trú,…
Thông thường, tùy từng thời hạn mà sẽ được rút học phí với các mức khác nhau. Chẳng hạn như sau khi nhập học 1 tuần sẽ được 90%, sau 2 tuần là 50%, thời hạn càng lâu thì số tiền được rút sẽ càng ít đi, và sau một khoảng thời gian nhất định chẳng hạn như 4 tuần thì sẽ không được rút lại học phí. Chính vì vậy mà sinh viên cần tìm hiểu quy chế của trường đại học về mức tiền được rút lại trước để có được thông tin chính xác nhất.
Sinh viên cũng cần viết đơn xin rút học phí với nội dung ghi rõ lý do rút học phí. Đối với trường hợp thuộc hoàn cảnh khó khăn thì phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi sinh sống rồi gửi lên ban giám hiệu trường đại học đó.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu đơn xin rút học phí mới nhất. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận