Đơn xin phép nghỉ việc 1 ngày [2024]

Việc xảy ra vấn đề phát sinh bất ngờ là điều mà không ai mong muốn. Mặc dù trong công ty có chế độ nghỉ phép nhưng chúng ta không thể tránh khỏi trường hợp phát sinh đó và cần dành riêng một đến vài ngày để giải quyết. Vậy làm sao để xin nghỉ việc 1 ngày hiệu quả và thuyết phục nhất? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Đơn xin phép nghỉ việc 1 ngày.

Nghi Viec Va Thoi Viec Khac Nhau Nhu The Nao 1

Đơn xin phép nghỉ việc 1 ngày

1. Vì sao cần phải biết cách xin nghỉ khéo léo?

Xin nghỉ một cách khéo léo không những bạn làm hài lòng sếp mà còn không bị ảnh hưởng tới đồng nghiệp. Trong mỗi công ty, doanh nghiệp đều có quy định về cơ chế nghỉ việc riêng. Một số công ty quy định nghỉ hai ngày trở nên thì phải báo trước một tuần, xin nghỉ lâu và dài hơn thì phải báo càng sớm càng tốt.

Mỗi cá nhân sẽ đảm nhận nhiệm vụ, vai trò khác nhau, vì vậy nếu nghỉ đột xuất mà không có sự thông báo chuẩn bị từ trước sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của bộ phận đó. Do đó, chúng ta nên biết cách xin nghỉ việc một cách khéo léo để thuyết phục được sếp và không bị mất lòng.

2. Những lý do để xin nghỉ phép 1 ngày

Để cho cấp trên không thể từ chối việc nghỉ phép của bạn thì phải có những lý do chính đáng và hợp lý nhất. Dưới đây là một trong những lý do xin nghỉ phép một ngày đột xuất:

Nghỉ phép vì ốm đau:

Cho dù bạn có một sức khỏe tốt và hiếm khi bị bệnh nhưng vào một ngày bạn thấy cơ thể của mình suy nhược đi và bạn muốn ở nhà nghỉ ngơi. Đây là một trong những lý do chính đáng nhất mà không sếp hay cấp trên nào của bạn có thể từ chối được. Khi bị bệnh thì không những năng suất làm việc không hiệu quả mà còn làm ảnh hưởng tới dồng nghiệp, những người xung quanh mình. Vì vậy, lý do về sức khỏe sẽ được cấp trên ghi nhận, thông cảm và họ cũng hiểu được tầm quan trọng của sức khỏe như thế nào.

Nghỉ phép để khám bệnh:

Cơ thể của bạn đã từng bị bệnh và bạn đã được bác sĩ đưa lịch tái khám để đảm bảo sức khỏe của bạn tốt lên đồng thời theo dõi tình hình sức khỏe có vấn đề gì khác không. Lý do này cũng tương tự lý do bị ốm, đều liên quan tới sức khỏe thì lãnh đạo sẽ đồng ý cho bạn nghỉ để tái khám bệnh để cho bạn có sức khỏe thật tốt hoàn thành công việc được giao.

Nghỉ phép vì gia đình có việc đột xuất:

Chuyện gia đình có việc đột xuất là điều mà không ai lường trước được hết. Chẳng hạn như nhà có người thân mất hay lý do nào khác cần bạn có mặt để giải quyết cũng như có việc cần đến bạn. Bạn nên khéo léo trong việc xin nghỉ phép về gia đình có chuyện đột xuất, người lãnh đạo sẽ thông cảm và hiểu cho bạn. Nếu tâm trạng của bạn thấp thỏm, lo âu thì công việc bị lơ đãng mất tập trung ảnh hưởng rất nhiều. Vì thế hãy viết đơn xin nghỉ và về nhà giải quyết công việc cho ổn thỏa sau đó đi làm trở lại.

Nghỉ phép vì chuyện đại sự của bản thân:

Chuyện đại sự của bạn chính là chuyện cưới xin, ở trong hôn lễ bạn là nhân vật chính nên chắc chắn bạn không thể vắng mặt. Với lý do này, cấp trên không thể nào từ chối bạn xin nghỉ được, bạn hoàn toàn thuyết phục được sếp trong trường hợp này.

Như vậy, có nhiều cách để xin nghỉ phép khéo léo, dễ dàng nhận được sự đồng ý của sếp, nếu bạn gặp sếp trực tiếp thì cần chú ý ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, cách biểu đạt chân thành, thể hiện sự tôn trọng sếp.

3. Đơn xin phép nghỉ việc 1 ngày

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------***-------

ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP

Kính gửi : - Ban Giám đốc Công ty (1)…………..

- Phòng Nhân sự (2)

- Phòng (3)……………….

Tên tôi là: ........................................................... Nam/nữ:.........................

Ngày, tháng, năm sinh:............................................................................... Quê quán (4): ………………………………...................................................

Địa chỉ thường trú (5): .................................................................................

Đơn vị công tác (6): ................................................. Chức vụ (7): ...............

Điện thoại liên hệ khi cần (8): .....................................................................

Do (9) ………....………………………………………………………………….

Nay tôi làm đơn này kính đề nghị Ban Giám đốc Công ty cho tôi được nghỉ việc riêng …… ngày, từ ngày......tháng ...... năm....... đến ngày......tháng ...... năm.......

Tôi đã bàn giao công việc trong thời gian nghỉ việc riêng lại cho ông (bà) (10):………………………………………. là đồng nghiệp của tôi. Ông (bà) (11) ................................ sẽ thay tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tôi xin hứa sẽ cập nhật đầy đủ nội dung công tác trong thời gian vắng mặt. Kính mong công ty xem xét chấp thuận.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

........,ngày…..tháng.....năm.......

Giám Đốc
(Duyệt)
Phòng Nhân sự

(Xác nhận)

Người quản lý
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn viết Đơn xin nghỉ việc riêng

(1) Phụ thuộc vào nơi người lao động làm việc: công ty, cơ quan, đơn vị, tổ chức,…

(2) Người lao động nên nắm rõ cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mình để ghi chính xác bộ phận quản lý nhân sự có thẩm quyền.

(3) Bộ phận, đơn vị quản lý trực tiếp người lao động.

(4) Ghi cụ thể xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(5) Ghi cụ thể nơi đăng ký thường trú, tạm trú theo xã/phường/ thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(6) Nơi người lao động làm việc: phòng, ban, bộ phận, nhóm…

(7) Chức danh, chức vụ người lao động đảm nhiệm trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

(8) Số điện thoại của chính người lao động xin nghỉ việc riêng.

(9) Nêu chi tiết lý do xin nghỉ việc riêng, tùy vào từng trường hợp mà viết lý do khác nhau (có thể nêu một trong các lý do nêu ở trên, phù hợp với mục đích và nhu cầu của người lao động), thể hiện sự khéo léo, mềm mỏng để được chấp thuận cho nghỉ một cách chính thức.

(10) (11) Ghi rõ họ tên, chức vụ của người đảm nhiệm phần việc trong thời gian người lao động nghỉ việc riêng.

4. Cách viết Đơn xin nghỉ phép thuyết phục nhất

Để Đơn xin nghỉ phép của mình được chấp nhận, người làm đơn cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Phải xác định được chính xác người có vai trò, thẩm quyền tiếp nhận Đơn xin nghỉ phép để gửi cho phù hợp;

- Ngôn ngữ trang trọng, bố cục hợp lý, cách viết mạch lạc, rõ ràng; sử dụng kính ngữ hợp lý;

- Phần cần chú ý nhất để Đơn xin nghỉ phép thuyết phục là phần lý do.

Có nhiều lý do xin nghỉ khiến các thầy cô hay giám đốc doanh nghiệp không thể từ chối Đơn xin nghỉ phép của bạn như: Ốm đau; gia đình có việc; người nhà ốm; nhà có hiếu, hỉ; con ốm...

Tuy nhiên, bạn cần ghi nhớ, lý do phải trung thực. Bởi, nếu không trung thực mà bị phát hiện sẽ làm giảm uy tín của bạn. Trong trường hợp, dù lý do thật không hề thuyết phục, cách viết của bạn cũng có thể làm Đơn xin nghỉ trở nên thuyết phục hơn. Chẳng hạn: xin nghỉ đi du lịch với gia đình là một lý do "sếp" không mấy ưa thích, nhưng bạn có thể trình bày: do rất lâu rồi gia đình không đi đâu; cần đi du lịch để đầu óc thoải mái và có thể tập trung hơn và công việc. Hoặc gia đình bạn di du lịch kết hợp thăm người nhà...

- Phải xác định rõ nghỉ thuộc diện nào: Nghỉ không hưởng lương; nghỉ phép; nghỉ con ốm; nghỉ cưới xin; nghỉ có tang... để phòng kế toán hoặc hành chính - nhân sự dễ dàng trong việc tính lương;

- Cần có cam kết vẫn theo sát công việc hoặc ghi bài, chép bài đầy đủ...

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Đơn xin phép nghỉ việc 1 ngày. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo