Đơn xin ly hôn nộp ở UBND cấp xã hay cấp huyện? [2024]

Thông thường, việc giải quyết ly hôn thuộc thẩm quyền của Tòa án. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người thắc mắc về việc đơn xin ly hôn nộp ở xã có được không? Để giải đáp cho câu hỏi này, quý khách hàng có thể tham khảo bài viết bên dưới của ACC!

Thông thường, việc giải quyết ly hôn thuộc thẩm quyền của Tòa án. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người thắc mắc về việc đơn xin ly hôn nộp ở xã có được không? Để giải đáp câu hỏi này, phải thông qua các quy định của Bộ Luật Tố tụng hiện hành. Dưới đây là những chi tiết mà ACC đem đến nhằm giải đáp thắc mắc cho các bạn!

lyhon1-2

Ai có thẩm quyền giải quyết ly hôn

1. Ai là cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn

Tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình (Luật HN&GĐ):

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Và khi có mong muốn, một bên vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Theo đó, ly hôn có 02 hình thức là ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương:

  • Đối với ly hôn thuận tình: Nếu vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, cùng tự nguyện và đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con… và gửi đơn xin ly hôn thì được Tòa án công nhận
  • Đối với ly hôn đơn phương: Đây là hình thức ly hôn theo yêu cầu của một bên. Khi vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ khiến cuộc hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được

Căn cứ vào Điều 28, Điều 29, Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định:

- Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Ly hôn, tranh chấp nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn…

- Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản sau khi ly hôn, công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn…

Như vậy, việc giải quyết ly hôn dù là thuận tình hay đơn phương đều thuộc thẩm quyền của Tòa án. Bởi vậy, điều này đồng nghĩa rằng, chỉ Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn với các trường hợp được nói đến ở trên

2. Đơn xin ly hôn nộp ở xã có được không?

Như đã phân tích ở Mục 1, vấn đề ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, bởi vậy, UBND cấp xã không có thẩm quyền trong việc giải quyết ly hôn. Thông thường, ở UBND xã chỉ có thể thực hiện việc hòa giải cho đương sự để nhằm níu kéo các quan hệ các bên và mong muốn suy nghĩ kỹ về việc quyết định ly hôn

Tại quy định ở Điều 52, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định rõ, khi vợ chồng có yêu cầu ly hôn, Nhà nước và xã hội khuyến khích hòa giải ở cơ sở. Trong đó, cơ sở gồm thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố… là những chủ thể được quy định tại Luật Hòa giải cơ sở năm 2013

Ngoài ra, ở Điều 54, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng nêu rằng sau khi thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án cũng sẽ tiến hành hòa giải theo quy định.

Có thể thấy, pháp luật chỉ đặt ra trường hợp hòa giải ở thôn, làng mà không phải ở UBND xã, phường. Đặc biệt, việc hòa giải này, chỉ là hình thức khuyến khích mà không phải bắt buộc. Bởi vậy, ly hôn không được giải quyết ở UBND xã và thủ tục hòa giải ở đây cũng không bắt buộc.

3. Thủ tục nộp đơn ly hôn tại Tòa án

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân và có 02 hình thức ly hôn là ly hôn thuận tình và một bên gửi yêu cầu đơn phương ly hôn. Do đó, với mỗi loại hình thì sẽ yêu cầu điều kiện khác nhau. Cụ thể như sau:

- Điều kiện để ly hôn thuận tình

  • Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn
  • Hai bên đã thỏa thuận về việc chia tài sản, quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng…

- Điều kiện để đơn phương ly hôn

  • Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình
  • Khi một người vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài;
  • Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích;
  • Khi một người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do người còn lại gây nên.

Sau bước này, các bên chuẩn bị các giấy tờ về ly hôn để gửi Tòa án nơi cư trú để giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết.

4. Câu hỏi thường gặp

Nếu vợ/chồng không đồng ý có ly hôn được không? - Vẫn ly hôn được bằng cách nộp đơn khởi kiện đơn phương ly hôn tại nơi cư trú (nơi thương trú, tạm trú hoặc đang thực tế sinh sống) của bên kia.

Nếu vợ/chồng không ký đơn có thực hiện thủ tục ly hôn được không?

- Thực hiện được được bằng cách làm đơn khởi kiện ly hôn đơn phương. Chỉ bắt buộc phải có chữ ký 2 vợ chồng trong trường hợp thuận tình ly hôn.

Ly hôn đơn phương là gì?

Đơn phương ly hôn là vợ chồng có tranh chấp 01 trong các vấn đề hôn nhân, nuôi con, tài sản chung, nợ chung, cấp dưỡng...Ví dụ 1 bên không đồng ý ly hôn, 2 bên đồng ý ly hôn nhưng giành quyền nuôi con. 2 bên đồng ý ly hôn, thỏa thuận được về việc nuôi con, cấp dưỡng nhưng có tranh chấp về tài sản...

 Nếu muốn ly hôn đơn phương nhưng giấy đăng ký kết hôn bị bên kia giữ có ly hôn được không?

- Ly hôn được. Tuy nhiên phải ra cơ quan đăng ký kết hôn trước đây xin trích lục bản sao Giấy đăng ký kết hôn.

Trên đây là toàn bộ tư vấn về đơn xin ly hôn nộp ở xã. Hiện nay, Luật ACC có cung cấp dịch vụ ly hôn bao gồm cả dịch vụ trọn gói hoặc theo từng nhu cầu của khách hàng dựa trên các trường hợp ly hôn nhất định. Để hạn chế thời gian đi lại của khách hàng và tránh những rủi ro khi tự tìm hiểu, khi quý khách hàng có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi để nhận dịch vụ tốt nhất qua:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo