Đơn xin gia nhập công đoàn cơ quan nhà nước

Trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước thì công đoàn chiếm một vị trí tương đối quan trọng, giữ vai trò là cầu nối, nơi bày tỏ tâm tư nguyện vọng của các đoàn viên. Vậy đơn xin gia nhập công đoàn cơ quan nhà nước như thế nào? Cách viết đơn ra sao? Hãy để Luật ACC gợi ý cho bạn bằng bài viết này nhé!

Đơn xin gia nhập công đoàn cơ quan nhà nước

Đơn xin gia nhập công đoàn cơ quan nhà nước

1. Công đoàn là gì?

Theo Điều 1 Luật Công đoàn 2012 , tổ chức công đoàn được quy định như sau:

- Là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (gọi chung là người lao động);

- Cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;

- Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp;

- Tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp,

- Chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Theo quy định nêu trên, công đoàn là tổ chức hình thành dựa trên cơ sở tự nguyện và đại diện cho người lao động, bảo vệ quyền lợi của người lao động tại cơ sở lao động

2. Công đoàn cơ sở  tại cơ quan nhà nước bao gồm những gì?

- Công đoàn cơ sở các cơ quan hành chính nhà nước.

- Công đoàn cơ sở cơ quan xã, phường, thị trấn.

- Công đoàn cơ sở cơ quan chuyên trách của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, chính trị xã hội - nghề nghiệp, xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội.

- Công đoàn cơ sở các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao... của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang.

Xem thêm bài viết: Mẫu đơn xin gia nhập đoàn thanh niên mới nhất

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn tại cơ quan nhà nước

- Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ.

- Phối hợp với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị cán bộ công chức, viên chức cơ quan, đơn vị; cử đại diện tham gia các hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên và người lao động. Hướng dẫn, giúp đỡ người lao động giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Cùng với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống của đoàn viên, người lao động, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội trong đoàn viên, người lao động.

- Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, bảo đảm việc thực hiện quyền lợi của đoàn viên và người lao động. Đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phát hiện và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết các tranh chấp lao động và thực hiện các quyền của công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật.

- Tập hợp, giải quyết tâm tư, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tổ chức vận động đoàn viên, người lao động trong cơ quan, đơn vị thi đua yêu nước, thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

- Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.

- Quản lý và sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật.

4. Đơn xin gia nhập công đoàn cơ quan nhà nước

Đơn xin gia nhập công đoàn là văn bản được viết bởi người có nhu cầu gia nhập công đoàn gửi cho ban chấp hành công đoàn nơi người lao động làm việc với nội dung xin được gia nhập công đoàn.

Mục đích của đơn xin gia nhập công đoàn: Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động đang hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được gia nhập công đoàn. Khi muốn gia nhập công đoàn, người lao động phải có đơn xin gia nhập công đoàn nhằm mục đích yêu cầu ban chấp hành công đoàn xem xét và quyết định cho gia nhập công đoàn.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------

……..., ngày …… tháng …… năm ……

ĐƠN XIN GIA NHẬP CÔNG ĐOÀN

Kính gửi: Ban chấp hành Công đoàn (1)……………………..

Tôi tên là: ……………………………..………Nam/Nữ: …………..…………

Sinh ngày:……………………………………………………………………….

Dân tộc: ………………………………… Tôn giáo: ………….………………

Quê quán:……………………………………………………………………….

Nơi ở hiện nay:……………………………….………………………………...

Trình độ học vấn (2): ........................ Chuyên môn (3):……………………...

Nghề nghiệp (4):……………………………………………………..…………..

Hiện đang làm việc tại (5): ………………………....…………………………..

Ngày bắt đầu làm việc (6):……………………………………………………...

Sau khi nghiên cứu Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tôi thấy rằng Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, tầng lớp tri thức và người lao động, tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ và giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa; xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Vì vậy, tôi hoàn toàn tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam và tự nguyện làm đơn này kính mong Ban chấp hành Công đoàn (7)….............. cho phép tôi được gia nhập tổ chức Công đoàn.

Nếu được chấp thuận, tôi xin hứa sẽ làm tròn 04 nhiệm vụ của người đoàn viên:

1. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

2. Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết của Công đoàn, tham gia các hoạt động và sinh hoạt Công đoàn, đóng đoàn phí, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.

3. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân.

4. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, lao động có hiệu quả; cùng nhau chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động và tổ chức Công đoàn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

Hướng dẫn viết Đơn xin gia nhập công đoàn

(1) Ban chấp hành Công đoàn doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc địa phương nơi sinh sống.

(2) Trình độ học vấn cao nhất: lớp 9, 12/12, cử nhân, thạc sĩ,…

(3) Chuyên ngành đào tạo: kỹ thuật điện, cơ khí, báo chí, quảng cáo,…

(4) Nghề nghiệp hiện tại: luật sư, nhà báo, giáo viên, lao động tự do,…

(5) Ghi cụ thể bộ phận và tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi người làm đơn đang làm việc.

(6) Ghi chính xác theo số hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, quyết định tuyển dụng,…

Lao động tự do có thể bỏ qua mục (3), (5) và (6)

(7) Ban chấp hành Công đoàn doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc địa phương nơi sinh sống.

Việc tham gia công đoàn tại cơ quan nhà nước nơi mình đang công tác có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân đoàn viên mà còn cả với sự phát triển chung của cơ quan nhà nước đó, với công đoàn Việt Nam nói chung. Trên đây, Luật ACC đã cung cấp cho bạn Đơn xin gia nhập công đoàn cơ quan nhà nước và một số nội dung pháp lý có liên quan khác. Trong quá trình tham khảo nếu còn nội dung nào chưa rõ, bạn vui lòng phản hồi bài viết hoặc liên hệ trực tiếp tới tổng đài tư vấn của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời nhé!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (649 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo