Mẫu Đơn xin cấp phép đấu nối cống thoát nước là văn bản được sử dụng để đề nghị cơ quan quản lý cấp phép cho việc kết nối hệ thống thoát nước từ công trình vào mạng lưới cống công cộng. Đơn này cần trình bày rõ ràng vị trí, mục đích và tuân thủ các quy định kỹ thuật liên quan.
Mẫu Đơn xin cấp phép đấu nối cống thoát nước
1. Đấu nối cống thoát nước là gì? Muốn đấu nối cống thoát nước thì phải làm sao?
Đấu nối cống thoát nước là việc kết nối hệ thống thoát nước riêng của các hộ gia đình, doanh nghiệp vào hệ thống thoát nước chung của thành phố hoặc khu vực. Nói cách khác, đây là quá trình nối liền đường ống thoát nước của bạn với hệ thống đường ống lớn hơn, để nước thải được thu gom và xử lý tập trung.
Muốn đấu đầu nối ống thoát nước phải thực hiện quan các bước sau:
Bước 1: Đăng ký đấu nối cống thoát nước
Bước đầu tiên của việc đấu nối cống chính là quý khách hàng cần liên hệ với đơn vị, công ty thi công đấu nối cống rãnh thoát nước ở địa phương, sau đó làm đơn xin cấp phép đấu nối cống thoát nước, kèm theo một số giấy tờ cần thiết để được cấp phép.
Các loại giấy tờ cần chuẩn bị gồm:
- Đơn xin cấp phép đấu nối cống thoát nước. Đây là văn bản được người dân hay tổ chức có nguyện vọng đấu nối, lắp đặt cống thoát nước gửi tới cơ quan có thẩm quyền tại địa phương. Trong mẫu đơn cần nêu rõ lý do lắp đặt, có thể cho thấy tầm quan trọng của cống thoát nước hoặc do ảnh hưởng của cống thoát nước tới sức khỏe đời sống, môi trường...
- Giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD) của mỗi người trong gia đình (với hộ gia đình)
- Quyết định thành lập/ Giấy chứng nhận kinh doanh bản sao (với doanh nghiệp)
Bước 2: Khảo sát công trình
Công ty thầu sẽ cử nhân viên tới tận nơi có nhu cầu để khảo sát địa hình, đất đai, kết cấu, nguồn nước. Từ đó thợ sẽ lên phương án thi công phù hợp, lên bản vẽ thiết kế chi tiết. Công đoạn này sẽ diễn ra tầm 5 - 7 ngày với hộ dân, 20 ngày với doanh nghiệp.
Đơn vị thi công sẽ gửi thông báo cho khách hàng khi có kết quả chính thức hoặc khách hàng có thể tự đến lấy. Thông báo này sẽ kèm theo chi phí đấu nối cống thoát nước dự toán để bạn có phương án chuẩn bị và xác nhận có thực hiện hay không.
Bước 3: Ký hợp đồng
Sau khi thỏa thuận xong các vấn đề thi công và chi phí đấu nối cống thoát nước, khách hàng sẽ nhận được hợp đồng do công ty lắp đặt soạn thảo. Chúng ta cần đọc kỹ các điều khoản, nếu muốn thay đổi cần báo lại, còn ký tên xác nhận khi đã đồng ý.
Bước 4: Tiến hành thi công đấu nối cống thoát nước
Đây là giai đoạn quan trọng nhất của việc đấu nối cống thoát nước. Sau khi hồ sơ thiết kế được phê duyệt, công ty dịch vụ sẽ triển khai thi công theo hồ sơ thiết kế và sau khi hoàn tất, quý khách cần kiểm tra, nghiệm thu xem đã ổn định và có thể thoát nước bình thường hay chưa.
Khi hoàn tất, khách hàng sẽ nhận bàn giao và công ty lắp đặt cần có trách nhiệm kiểm tra đường ống thoát nước có rò rỉ, tắc hay thoát nước có ổn hay không theo đúng quy định.
2. Việc đấu nối hệ thống thoát nước phải đảm bảo những yêu cầu nào?
1. Việc đấu nối hệ thống thoát nước phải đảm bảo:
a) Nước thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định trước khi xả ra môi trường;
b) Hạn chế đến mức thấp nhất lượng nước thải thấm vào lòng đất hoặc chảy vào các nguồn tiếp nhận khác.
2. Tất cả các hộ thoát nước nằm trong phạm vi có mạng lưới đường ống, cống thu gom nước mưa, nước thải là đối tượng phải đấu nối vào hệ thống thoát nước trừ những trường hợp được quy định về miễn trừ đấu nối tại Điều 35 Nghị định này.
3. Trường hợp hệ thống thoát nước của khu dân cư nông thôn tập trung và khu công nghiệp đấu nối vào hệ thống thoát nước đô thị thì được coi như một hộ sử dụng dịch vụ thoát nước đô thị và phải tuân theo các quy định đấu nối của hệ thống thoát nước.
3. Mẫu Đơn xin cấp phép đấu nối cống thoát nước
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm 20…
ĐƠN XIN CẤP PHÉP ĐẤU NỐI CỐNG THOÁT NƯỚC
( Vv: đấu nối cống thoát nước )
Căn cứ theo Thông báo số …/TB-UBND ngày … tháng … năm về việc đấu nối cống thoát nước cho khu dân cư.
Kính gửi:
- ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG
- SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ
- CÔNG TY XỬ LÝ HỆ THỐNG NƯỚC THẢI
Tên tôi là: ……………………………………………………………………………….
Ngày tháng năm sinh: …/…/……. Giới tính: ………………
Nơi sinh: ………………… Dân tộc: ………….. Số điện thoại liên lạc: ……………..
Số CMND: ……………………….. Ngày cấp:…./ …../….. Nơi cấp: …………………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………
Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………….
Tôi làm đơn này kính mong UBND phường, Sở giao thông vận tải thành phố và Công ty Xử lý hệ thống nước thải cho phép được lắp đặt đấu nối vào hệ thống thoát nước đô thị thành phố tại vị trí:
Nhà số:…………………… Đường:………………………………………………………………………………….
Tổ dân phố:………………Phường:………………………………….Quận:……………………………
Sau khi được chấp thuận cho lắp đặt đấu nối vào hệ thống thoát nước đô thị, tôi xin cam kết:
- Chấp hành các quy định về xây dựng, quản lý thoát nước của Nhà nước và của UBND thành phố;
- Nộp tiền chi phí thoát nước theo đúng quy định;
- Chịu trách nhiệm quản lý, sửa chữa công trình thoát nước đã được cho phép lắp đặt, không để tắc nghẽn, làm ô nhiễm môi trường xung quanh (trước khi sửa chữa phải làm thủ tục cấp phép theo quy định hiện hành);
- Không lấn chiếm, xây dựng các công trình trên hệ thống thoát nước đô thị;
- Không xả các chất độc hại vào hệ thống thoát nước đô thị;
- Không đổ đất, đá, rác xuống hệ thống thoát nước đô thị; trồng cây, thả rau, bèo, bắc cầu, cắm đăng và các hành vi khác làm ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước đô thị;
- Phải có biện pháp an toàn trong suốt thời gian thi công và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác hiện có trên đường bộ;
Nếu không thực hiện đúng các nội dung trên, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Pháp luật.
Hồ sơ kèm theo gồm có:
– Sơ đồ vị trí (thể hiện cụ thể vị trí đấu nối, hố ga xử lý nước trước khi thải ra hệ thống thoát nước thành phố).
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA UBND (nếu có) |
NGƯỜI LÀM ĐƠN |
4. Việc hỗ trợ đấu nối vào hệ thống thoát nước được thực hiện theo những phương thức nào?
Theo Điều 34 Nghị định 80/2014/NĐ-CP quy định về hỗ trợ đấu nối vào hệ thống thoát nước như sau:
- Hỗ trợ đấu nối nhằm thúc đẩy việc đấu nối nước thải từ hộ thoát nước vào mạng lưới thu gom của hệ thống thoát nước; đảm bảo nước thải được thu gom triệt để, nhà máy xử lý nước thải hoạt động theo đúng công suất thiết kế; bảo đảm hiệu quả trong việc đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước.
- Đối tượng được hỗ trợ: Hộ gia đình có công, gia đình nghèo theo các tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định; các hộ gia đình chấp hành và thực hiện đấu nối ngay khi được yêu cầu đấu nối. Việc xác định các hộ gia đình thuộc đối tượng hỗ trợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
- Phương thức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ một phần hay toàn bộ chi phí lắp đặt từ hộp đấu nối đến vị trí đường ống thoát nước trong phạm vi khuôn viên phần đất tư của hộ gia đình;
b) Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương, từ các dự án đầu tư hoặc từ nguồn vốn của đơn vị thoát nước.
4. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, chủ sở hữu quyết định phương thức và mức hỗ trợ đấu nối cho các đối tượng cụ thể.
5. Đấu nối vào hệ thống thoát nước được miễn trừ trong trường hợp nào?
Các trường hợp được miễn trừ đấu nối vào hệ thống thoát nước như sau:
a) Gần nguồn tiếp nhận mà chất lượng nước thải bảo đảm yêu cầu vệ sinh môi trường và việc đấu nối vào hệ thống thoát nước chung có thể gây những gánh nặng bất hợp lý về kinh tế cho hộ thoát nước theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Tại địa bàn chưa có mạng lưới thu gom của hệ thống thoát nước tập trung.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu Đơn xin cấp phép đấu nối cống thoát nước. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận