Mẫu đơn xin bảo lãnh ngân hàng theo quy định hiện nay

Bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động khá phổ biến hiện nay. Vậy Mẫu đơn xin bảo lãnh ngân hàng theo quy định hiện nay. Hãy cùng  ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây về Tư vấn thủ tục bảo lãnh đi làm uy tín. Mời các bạn đọc giả tham khảo.

Mẫu đơn xin cấp đất cho gia đình chính sách 2022
Mẫu đơn xin bảo lãnh ngân hàng theo quy định hiện nay

1. Bảo lãnh là gì?

Trước khi tìm hiểu về mẫu giấy bảo lãnh xin việc là gì thì ta cần hiểu về khái niệm bảo lãnh. Bảo lãnh được pháp luật quy định tại Điều 335 Bộ luật dân sự.

“1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”

Quan hệ bảo lãnh xác định quyền cũng như trách nhiệm của bên bảo lãnh. Từ đó nghĩa vụ phát sinh cho bên bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh không đảm bảo hiệu quả làm việc.

Theo quy định trên thì bảo lãnh có thể hiểu là việc bên bảo lãnh cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng. Bảo lãnh xin việc làm mô tả chi tiết các vấn đề phát trên.

2. Đơn đề nghị bảo lãnh là gì?

Việc bảo lãnh phải được thành lập văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực. Đơn đề nghị bảo lãnh được lập ra để tạo lập sự đảm bảo về nghĩa vụ tài chính và phi tài chính, trong đó nghĩa vụ tài chính đó là người đi vay phải trả nợ cho ngân hàng theo hợp đồng tín dụng, người mua phải trả tiền hàng cho người bán, chủ công trình phải trả tiền thi công cho nhà thầu…

Mẫu đơn đề nghị bảo lãnh là mẫu đơn đề nghị được đơn vị doanh nghiệp lập ra và gửi tới ngân hàng để xin đề nghị về việc được bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp của mình. Mẫu đơn đề nghị bảo lãnh nêu rõ thông tin của đơn vị doanh nghiệp, số hiệu tài khoản của doanh nghiệp, nội dung đề nghị được bảo lãnh. Sau khi lập đơn đại diện công ty là giám đốc hoặc người được ủy quyền hợp pháp cần ký tên và đóng dấu để biên bản có giá trị và đảm bảo về sự chính xác của nội dung biên bản.

3. Mẫu đơn xin bảo lãnh ngân hàng theo quy định hiện nay

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – tự do – Hạnh phúc

————————–

……., ngày ….. tháng …….. năm ……

ĐỀ NGHỊ BẢO LÃNH

Kính gửi: Ngân hàng….

 

 

1. Tên đơn vị:…..

2. Địa chỉ: ……Tel ……

3. Đăng ký kinh doanh số ……do…….cấp ngày……/……./……

4. Ngành nghề kinh doanh: ….

5. Người đại diện:…. Chức vụ:….

6. Số hiệu tài khoản tiền gửi bằng VNĐ…….mở tại…..

Số hiệu tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ ….. mở tại……

Đề nghị được Ngân Hàng bảo lãnh.

 

 

– Loại bảo lãnh: …….

– Mục đích bảo lãnh:…….

– Bên nhận bảo lãnh:……

– Trị giá bảo lãnh: ……

– Thời hạn bảo lãnh:……ngày/tháng từ ngày ……/…../……đến hết ngày …../……/…….

– Phí bảo lãnh: …….

– Hình thức đảm bảo cho bảo lãnh: …….

+ Ký quỹ:…….VND tương đương ……. % giá trị thư bảo lãnh

 

 

+ Giá trị tài sản đảm bảo: ……

– Các tài liệu đính kèm gồm:

+ …….

+ …….

Chúng tôi cam kết chấp hành đầy đủ những quy định trong Quy chế bảo lãnh ngân hàng, ban hành kèm theo quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/08/2000 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước và các quy định của …….. Nếu có yêu cầu khiếu nại gì về việc chúng tôi vi phạm quy chế thanh toán; Ngân hàng được quyền trích số tiền tại tài khoản của đơn vị chúng tôi để thanh toán. Trường hợp Ngân hàng phải ứng tiền thanh toán, đơn vị chúng tôi xin chịu lãi suất phạt theo quy chế tín dụng của ngân hàng kể từ ngày thanh toán.

ĐẠI DIỆN CÔNG TY

GIÁM ĐỐC

(hoặc người được ủy quyền hợp pháp)

Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị bảo lãnh

– Phần mở đầu:

+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.

+ Tên biên bản cụ thể là đề nghị bảo lãnh.

+ Các thông tin liên quan tới thời gian và địa điểm lập biên bản.

– Phần nội dung chính của biên bản:

+ Thông tin ngân hành đề nghị bảo lãnh.

+ Nội dung bảo lãnh.

+ Thông tin tài sản đảm bảo và các tài liệu đính kèm.

 

 

– Phần cuối biên bản:

+ Cam kết của người làm đơn

+ Ký tên, đóng dấu của đại diện công ty.

4. Một số quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng:

Bảo lãnh ngân hàng được hiểu là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.

4.1. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh:

Theo Điều 13 Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định nội dung như sau:

“1. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm các loại tài liệu chủ yếu sau:

a) Văn bản đề nghị bảo lãnh;

b) Tài liệu về khách hàng;

 

 

c) Tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh;

d) Tài liệu về biện pháp bảo đảm (nếu có);

đ) Tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có).

2. Căn cứ tình hình thực tế nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đặc điểm cụ thể của từng nhóm khách hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn cụ thể, công bố công khai về yêu cầu hồ sơ cần gửi tới để tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét cấp bảo lãnh.”

4.2. Quyền của bên bảo lãnh:

Theo Điều 27 Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định nội dung như sau:

“1. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh.

2. Đề nghị bên xác nhận bảo lãnh thực hiện xác nhận bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh của mình cho bên được bảo lãnh.

3. Yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng và các bên liên quan cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh tài sản bảo đảm (nếu có).

 

 

4. Yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh (nếu cần).

5. Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.

6. Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất, lãi suất phạt.

7. Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi cam kết bảo lãnh hết hiệu lực hoặc hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không đáp ứng đủ các điều kiện quy định trong cam kết bảo lãnh, hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ xuất trình là giả mạo.

8. Yêu cầu bên bảo lãnh đối ứng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.

9. Hạch toán ghi nợ cho bên được bảo lãnh (trong trường hợp bảo lãnh ngân hàng) hoặc bên bảo lãnh đối ứng (trong trường hợp bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng) ngay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay theo cam kết.

10. Yêu cầu thành viên đồng bảo lãnh khác hoàn trả số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp thành viên làm đầu mối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong đồng bảo lãnh.

11. Xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.

 

 

12. Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật.

13. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.

14. Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.”

4.3. Quyền của bên xác nhận bảo lãnh:

Theo Điều 29 Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định nội dung như sau:

“1. Chấp thuận hoặc từ chối đề nghị xác nhận bảo lãnh.

2. Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có).

3. Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh (nếu cần).

4. Thỏa thuận với bên được bảo lãnh và/hoặc khách hàng về nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh, trình tự, thủ tục hoàn trả đối với nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh mà bên xác nhận bảo lãnh đã thực hiện đối với bên nhận bảo lãnh.

 

 

5. Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất.

6. Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.

7. Hạch toán ghi nợ cho bên bảo lãnh ngay khi thực hiện nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh, yêu cầu bên bảo lãnh hoàn trả số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay theo cam kết.

8. Xử lý tài sản bảo đảm của bên bảo lãnh hoặc bên được bảo lãnh theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.

9. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.

10. Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật,

11. Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi cam kết bảo lãnh hết hiệu lực hoặc hồ sơ yêu cầu thanh toán không đáp ứng đủ các điều kiện quy định trong cam kết bảo lãnh hoặc bằng chứng chứng minh chứng từ xuất trình là giả mạo.

12. Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.”

 

 

4.4. Nghĩa vụ của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng và bên xác nhận bảo lãnh:

Theo Điều 30 Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định nội dung như sau:

“1. Có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến thẩm quyền phát hành cam kết bảo lãnh cho các bên có liên quan; thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nhận được yêu cầu phù hợp với quy định tại cam kết bảo lãnh.

2. Thực hiện đầy đủ, đúng nghĩa vụ bảo lãnh quy định tại Điều 21 Thông tư này.

3. Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho bên bảo đảm khi thanh lý thỏa thuận cấp bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác.

4. Chậm nhất sau 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản khiếu nại của bên nhận bảo lãnh về lý do từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, phải có văn bản trả lời bên khiếu nại.

5. Thực hiện lưu giữ hồ sơ bảo lãnh theo quy định của pháp luật.

6. Hướng dẫn đối với bên nhận bảo lãnh việc kiểm tra và xác nhận tính xác thực của cam kết bảo lãnh được phát hành.

7. Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.”

 

 

4.5. Quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh:

Theo Điều 31 Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định nội sung như sau:

“1. Bên được bảo lãnh có các quyền sau đây:

a) Từ chối các yêu cầu của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh không đúng với các thỏa thuận trong thỏa thuận cấp bảo lãnh hoặc cam kết bảo lãnh;

b) Đề nghị bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo cam kết;

c) Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;

d) Thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật khi các bên liên quan thực hiện chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ bảo lãnh của các bên đối với khoản bảo lãnh;

đ) Kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh;

e) Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

 

 

2. Bên được bảo lãnh có các nghĩa vụ sau đây:

a) Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến khoản bảo lãnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của các thông tin, tài liệu đã cung cấp;

b) Thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ, trách nhiệm đã cam kết và các thỏa thuận quy định tại thỏa thuận cấp bảo lãnh;

c) Hoàn trả cho bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng số tiền bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng đã thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận cấp bảo lãnh hoặc cam kết giữa các bên và các chi phí phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

d) Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng về quá trình thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh. Có nghĩa vụ báo cáo tình hình hoạt động có liên quan đến giao dịch bảo lãnh cho bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng;

đ) Phối hợp với bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng và các bên liên quan trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm (nếu có);

e) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.”

4.6. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh:

Theo Điều 32 Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định nội dung như sau:

 

 

“1. Quyền của bên nhận bảo lãnh:

a) Yêu cầu bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

b) Yêu cầu bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo cam kết bảo lãnh;

c) Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;

d) Kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh;

đ) Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức, cá nhân khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật;

e) Miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh;

g) Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

 

 

2. Nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh

a) Thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ trong các hợp đồng liên quan đến nghĩa vụ bảo lãnh, đảm bảo phù hợp với nội dung cam kết bảo lãnh;

b) Thông báo kịp thời cho bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh và các bên liên quan dấu hiệu vi phạm, hành vi vi phạm của bên được bảo lãnh;

c) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.”

Như vậy, trong mối quan hệ hợp đồng bảo lãnh, khi người nhận bảo lãnh chứng minh được rằng họ là chủ nợ của khách hàng được bảo lãnh, khi đó họ mới thiết lập tư cách là chủ nợ đồng thời của tổ chức tín dụng bảo lãnh thì họ mới có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh khi người này không thực hiện đúng nghĩa vụ của họ đối với mình.

Trong bảo lãnh ngân hàng quyền của người nhận bảo lãnh không thể chuyển nhượng cho người thứ ba, tuy nhiên, trường hợp này vẫn có thể xảy ra nếu trong hợp đồng bảo lãnh có quy định trường hợp này, hay có sự đồng ý của ngân hàng bảo lãnh.

Với tư cách là chủ nợ của khách hàng được bảo lãnh, đồng thời cũng là chủ nợ của tổ chức tín dụng bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh khi muốn yêu cầu tổ chức tín dụng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh khi người này không thực hiện đúng nghĩa vụ của họ đối với mình thì bên nhận bảo lãnh phải chứng minh rằng việc đòi tiền của mình là hoàn toàn đủ các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, như đã được ghi nhận trong cam kết bảo lãnh. Đây được coi nguyên tắc chung đã được thừa nhận từ rất lâu trong thông lệ và tập quán quốc tế về bảo lãnh ngân hàng.

Trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

 

 

Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.

Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.

Theo quy định của pháp luật, nghĩa vụ của bên bảo lãnh sẽ phát sinh khi bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ.

Trên đây là bài viết về Mẫu đơn xin bảo lãnh ngân hàng theo quy định hiện nay mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo