Hiện nay, nhiều đơn vị lao động yêu cầu người lao động khi đi xin việc phải có giấy xác nhận hạnh kiểm để thuận tiện cho việc quản lý thân nhân của người lao động, đảm bảo an ninh trật tự trong môi trường làm việc. Bài viết dưới đây của ACC về Đơn xin xác nhận hạnh kiểm theo mẫu chuẩn hi vọng đem đến nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.
Đơn xin xác nhận hạnh kiểm theo mẫu chuẩn
I. Khái niệm đơn xin xác nhận hạnh kiểm
Đơn xin xác nhận hạnh kiểm là văn bản để chứng minh nhân thân của người làm đơn về ý thức chấp hành pháp luật do cơ quan công an tại địa phương nơi người làm đơn cư trú (có thể là thường trú hoặc tạm trú) xác nhận, làm căn cứ để người làm đơn xin việc. Ý thức chấp hành pháp luật được thể hiện qua việc không vi phạm pháp luật, không có tiền án tiền sự hoặc không bị xử lý hành chính,…
Đơn xin xác nhận hạnh kiểm là loại đơn mà người làm đơn cung cấp tổng thể các thông tin cá nhân của mình, đồng thời thể hiện mong muốn, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét xác nhận hạnh kiểm của người làm đơn, cũng như mục đích của việc xác nhận hạnh kiểm để xin việc
Đơn xin xác nhận hạnh kiểm chính là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và ra quyết định có xác nhận hạnh kiểm cho người làm đơn theo yêu cầu của người đó hay không thông qua các biện pháp xác minh về tình hình chấp hành pháp luật của người làm đơn tại địa phương.
Ngoài ra, đơn xin xác nhận hạnh kiểm để xin việc cũng là tài liệu mà người lao động cần cung cấp được khi người sử dụng lao động yêu cầu để tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp của mình.
Cơ quan có thẩm quyền xác nhận hạnh kiểm của một người chính là Cơ quan Công an nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi người làm đơn xin xác nhận đăng ký hộ khẩu thường trú vì Cơ quan Công an chính là nơi quản lý hồ sơ, cập nhật, lưu trữ về lý lịch của người có hộ khẩu thường trú.
II. Thủ tục xin giấy xác nhận hạnh kiểm
Khi cần xác nhận hạnh kiểm để làm hồ sơ đi làm hoặc học tập thì cần phải làm đơn xin xác nhận hạnh kiểm tại công an xã, phường, thị trấn ở địa phương. Khi xin Giấy xác nhận hạnh kiểm, cần mang theo các giấy tờ như:
– Tờ khai xin cấp giấy xác nhận hạnh kiểm theo mẫu.
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực chứng minh thư nhân dân, thẻ thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của công dân đề nghị cấp.
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu, giấy xác nhận tạm trú hoặc thường trú, giấy tờ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về nơi cư trú theo quy định của pháp luật.
Hiện nay pháp luật không có quy định về giấy xác nhận hạnh kiểm tuy nhiên ở một số địa phương vẫn cấp giấy này. Giấy xác nhận hạnh kiểm do cơ quan công an địa phương nơi thường trú hoặc tạm trú cấp. Trong trường hợp công an ở địa phương từ chối cấp thì sẽ cần phải xin phiếu lý lịch tư pháp để thay thế.
III. Mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------------
GIẤY XÁC NHẬN HẠNH KIỂM
Kính gửi: |
Công an Phường (Xã): ..... Quận (Huyện): ............. |
Tôi đứng tên dưới đây là :.................................
Ngày, tháng, năm sinh :.....................................
Nơi sinh :............................................................
Quê quán :.................... Dân tộc :......................
Địa chỉ thường trú: ............................................
Địa chỉ tạm trú :.................................................
Số CMND / Hộ chiếu :......................................
Cấp ngày :.................... Tại :.............................
Bản thân tôi chấp hành tốt pháp luật của nhà nước và các quy định tại địa phương .....
Nay tôi làm đơn này xin các cấp có thẩm quyền xác nhận để tôi được bổ túc hồ sơ xin việc tại Công ty ......
Ngày........... tháng..........năm 200...... | |
Xác nhận của địa phương | Kính đơn |
IV. Cách ghi đơn/giấy xin xác nhận hạnh kiểm:
Hiện nay pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về nội dung và hình thức của Giấy xác nhận hạnh kiểm. Thông thường, Giấy xác nhận hạnh kiểm sẽ không cần phải dán ảnh, không cần phải đóng dấu giáp lai mà vẫn có giá trị sử dụng. Người viết đơn chỉ cần chú ý các nội dung dưới đây:
– Kính gửi: Ghi tên công an của phường (xã) và quận (huyện) nơi bạn đang sinh sống.
– Tôi tên là: Ghi đầy đủ họ tên người làm đơn.
– Ngày, tháng, năm sinh: Ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh của người làm đơn.
– Nơi sinh: Tên nơi bạn sinh ra theo giấy khai sinh.
– Nguyên quán: Quê hương của bạn.
– Dân tộc: Ghi cụ thể tên dân tộc của bạn.
– Địa chỉ thường trú: Địa chỉ theo hộ khẩu thường trú của người làm đơn.
– Địa chỉ tạm trú: Địa chỉ người làm đơn đang ở để sinh sống và làm việc hiện tại.
– Số CMND/ Hộ chiếu:……………….Cấp ngày:…………….Tại:…………: Ghi đầy đủ và chính xác tên số CMND, ngày và nơi cấp.
– Người làm đơn kí và ghi rõ họ tên.
V. Mọi người có thể hỏi
1. Cơ quan nào cấp giấy xác nhận hạnh kiểm
- Công an xã/phường nơi bạn thường trú hoặc tạm trú: Đây là cơ quan thường cấp Giấy xác nhận hạnh kiểm cho cá nhân.
- Trường hợp bạn cần Giấy xác nhận hạnh kiểm để đi du học, xuất khẩu lao động hoặc xin việc làm tại một số cơ quan, doanh nghiệp có yêu cầu cao về hạnh kiểm, bạn có thể xin cấp tại Sở Tư pháp.
2. Đơn xin xác nhận hạnh kiểm có thể được thay thế bởi phiếu lý lịch tư pháp không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Do đó, có thể thay thế Đơn xin xác nhận hạnh kiểm bằng Phiếu lý lịch tư pháp trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của cơ quan, tổ chức sử dụng giấy tờ.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Đơn xin xác nhận hạnh kiểm theo mẫu chuẩn. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Đơn xin xác nhận hạnh kiểm theo mẫu chuẩn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.
Nội dung bài viết:
Bình luận