Đơn vị sự nghiệp công lập là gì? (Cập nhật 2024)

Đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Pháp luật có quy định như thế nào về đơn vị sự nghiệp công lập? Mời quý khách hàng hãy cùng Công ty Luật ACC theo dõi chi tiết bài viết sau đây để có thêm thông tin về đơn vị sự nghiệp công lập.

Đơn vị sự nghiệp công lập là gì

Đơn vị sự nghiệp công lập là gì

1. Đơn vị sự nghiệp công lập là gì?

Khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức 2010 đưa ra định nghĩa trả lời cho câu hỏi đơn vị sự nghiệp công lập là gì như sau: Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập 

Hiện nay, đơn vị sự nghiệp công lập được phân thành 02 loại, gồm có:

- Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);

- Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).

3. Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập

Việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Nghị định 120/2020/NĐ-CP như sau:

- Phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Đáp ứng đủ tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành;

- Xác định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước;

- Đảm bảo số lượng người làm việc tối thiểu là 15 người (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu được thành lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành).

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, khi thành lập các đơn vị này thì số lượng người làm việc là viên chức tối thiểu được xác định theo Đề án thành lập. Đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp thì số lượng người làm việc tối thiểu bao gồm viên chức và người làm chuyên môn, nghiệp vụ theo chế độ hợp đồng lao động.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài thì số lượng người làm việc do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.

- Có trụ sở làm việc hoặc đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.

4. Tuyển dụng trong đơn vị sự nghiệp công lập

Về quyền tuyển dụng

- Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ, người đứng đầu đơn vị này thực hiện việc tuyển dụng viên chức và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

- Còn đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ, cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sẽ thực hiện việc tuyển dụng viên chức hoặc phân cấp cho người đứng đầu đơn vị thực hiện việc tuyển dụng.

Các bước tuyển dụng

Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển

Cơ quan và đơn vị sẽ tiến hành đăng thông báo tuyển dụng công khai ít nhất 01 lần. Việc đăng thông báo có thể thực hiện trên báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình; trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng.

Nội dung thông báo tuyển dụng bao gồm:

  • Số lượng người làm việc cần tuyển ứng với từng vị trí việc làm;
  • Số lượng vị trí việc làm thực hiện việc thi tuyển, xét tuyển;
  • Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển;
  • Thời hạn, địa chỉ và địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển, số điện thoại di động hoặc cố định của cá nhân, bộ phận được phân công tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển;
  • Hình thức, nội dung thi tuyển, xét tuyển; thời gian và địa điểm thi tuyển, xét tuyển.

Người đăng ký dự tuyển nộp Phiếu đăng ký dự tuyển theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 115/2020/NĐ-CP rồi nộp đến cơ quan tuyển dụng.

Thành lập Hội đồng tuyển dụng, Ban kiểm phiếu

- Hội đồng tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định.

- Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển do Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng quyết định chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày thành lập Hội đồng tuyển dụng.

Nếu người dự tuyển không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển thì chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Hội đồng tuyển dụng có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản tới người đăng ký dự tuyển được biết theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.

Tổ chức thi tuyển

Việc thi tuyển vào làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập trải qua 02 vòng thi.

Thông báo kết quả

Sau khi hoàn thành việc chấm thi vòng 2, chậm nhất 05 ngày làm việc, Hội đồng tuyển dụng phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng xem xét, công nhận kết quả tuyển dụng.

Hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo kết quả trúng tuyển vào đơn vị sự nghiệp công lập, người trúng tuyển phải đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng.

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi đơn vị sự nghiệp công lập là gì mà Công ty Luật ACC cung cấp tới quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau để được hỗ trợ:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo