Đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại theo quy định

Trong trường hợp nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại? Khi một bên có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại thì sẽ xử lý ra sao? Nếu đơn phương chấm dứt trái luật thì bên đơn phương có phải chịu chế tài nào hay không? Pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

image-1
Đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại

1. Đơn phương chấm dứt hợp đồng là gì?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng được quy định tại Điều 428 Bộ luật dân sự 2015:

1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

2.Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

3.Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.

4.Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.

5.Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng”.

2. Trường hợp nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại?

Như đã đề cập, đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ gồm đơn phương đúng luật và đơn phương trái luật. Theo đó, một bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau (khoản 1 Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015):

  • Bên còn lại vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng;
  • Các bên có thỏa thuận trường hợp nào được đơn phương và bên đơn phương đã thực hiện theo thỏa thuận đó;
  • Pháp luật có quy định. Đối với từng loại hợp đồng cụ thể thì pháp luật sẽ quy định trường hợp nào được đơn phương chấm dứt.

Luật thương mại cũng có đề cập đến vấn đề này nhưng sử dụng một thuật ngữ khác để gọi tên, đó là đình chỉ thực hiện hợp đồng. Theo đó, tại Điều 310 Luật thương mại 2005 có quy định: đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây (trừ các trường hợp hành vi vi phạm được miễn trách tại Điều 294):

  • Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng;
  • Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Có thể thấy rằng, hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại đúng luật được quy định tương tự nhau tại Bộ luật dân sự và Luật Thương mại.

3. Đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại trái luật là gì?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại trái luật là trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 428 BLDS 2015.

Trong trường hợp này, bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.

4. Làm sao để đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng luật?

Để đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại đúng luật, ngoài việc thuộc các trường hợp được phép như phân tích tại phần trên. Bên đơn phương cần phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường (khoản 2 Điều 428 BLDS 2015).

5. Hậu quả của đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại

Căn cứ theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 428 BLDS 2015 và Điều 311 Luật Thương mại 2005, Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt hợp đồng như sau:

  • Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
  • Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
  • Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.

6. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng có giống nhau không?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại và hủy bỏ hợp đồng thương mại là hai chế tài hoàn toàn khác nhau và riêng biệt trong luật điều chỉnh về hợp đồng thương mại.

Tuy nhiên, căn cứ để đơn phương và hủy bỏ hợp đồng là giống nhau (Điều 423, 424, 425, 426 BLDS 2015 và Điều 312, 313 Luật Thương mại 2005). Và trên thực tế, nhiều khi vẫn thường nhầm lẫn giữa hai chế tài này.

Xét về hậu quả pháp lý của hai chế tài này đều là không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ như đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp (khoản 1 Điều 427 BLDS 2015 và khoản 1 Điều 314 Luật thương mại 2005).

Tuy nhiên, có một điểm khác nhau cơ bản để phân biệt hai chế tài này (khoản 1, 2 Điều 427 BLDS 2015 và khoản 2 Điều 314 Luật Thương mại 2005) đó là:

  • Đối với hủy bỏ hợp đồng thì hợp đồng không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.
  • Còn đối với đơn phương chấm dứt thì hợp đồng vẫn có hiệu lực đến thời điểm có thông báo chấm dứt, các công việc các bên đã thực hiện vẫn được ghi nhận và phải thanh toán đầy đủ.

7. Một số câu hỏi pháp lí liên quan

7.1 Câu hỏi tình huống

Chào luật sư, tôi có một thắc mắc mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi có kí 1 hợp đồng phân phối sản phẩm với 1 công ty, trong hợp đồng có 1 điều khoản: "nhà phân phối có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào với điều kiện phải thông báo trước 30 ngày." Vậy từ khi tôi thông báo muốn chấm dứt hợp đồng, hết hạn 30 ngày đó mà công ty kia im lặng thì hợp đồng có được chấm dứt không, thì phải làm sao?

Theo quy định tại Điều 426 Bộ luật dân sự 2005 về Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự

Trong hợp đồng phân phối sản phẩm của bạn có điều khoản "Nhà phân phối có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào với điều kiện phải thông báo trước 30 ngày" tức là 2 bên đã thỏa thuận với nhau về một phương thức chấm dứt hợp đồng.

Khi bạn thông báo chấm dứt hợp đồng với bên kia thì sau 30 ngày kể từ khi bên kia nhận được thông báo của bạn thì hợp đồng đã chấm dứt, giữa 2 bên không có ràng buộc pháp lý với nhau.

7.2 Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật chịu hậu quả pháp lý gì?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật sẽ khiến cho Bên vi phạm phải đối diện với rất nhiều rủi ro pháp lý, bởi đây được coi là hành vi vi phạm toàn bộ các nghĩa vụ phải thực hiện theo hợp đồng. Khi đó:

Căn cứ tại Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ như sau:

Các nghĩa vụ vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại toàn bộ, trong đó theo luật thương mại 2005 thì thiệt hại còn bao gồm cả khoản lợi mất đi nếu không có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng diễn ra như sau: Căn cứ tại Điều 300 Luật Thương mại 2005 quy định về phạt vi phạm ,Quy định tại Điều 302 Luật Thương mại 2005 về bồi thường thiệt hại, Điều 303 Luật Thương mại 2005 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

7.3 Đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp nào không bị phạt vi phạm?

Tại Điều 294 Luật Thương mại 2005 quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm, Điều 295 Luật Thương mại 2005 quy định về việc thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm như sau:

Như vậy, các trường hợp tại Điều 294 nêu trên sẽ được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm nhưng phải có sự thông báo ngay cho bên kia biết.

7.4 Điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng theo luật thương mại là gì?

Luật thương mại năm 2005 không đề cập cụ thể các điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, Điều 312 có quy định về hủy bỏ hợp đồng. Theo đó, hủy bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng. Khoản 1 Điều 428 Bộ luật dân sự 2015 quy định một bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau (khoản 1 Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015):

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi Đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (785 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo