Đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế diễn ra như thế nào? 2023

Hiện nay đất nước càng phát triển thì việc đầu tư kinh doanh, hợp tác đầu tư, hay hợp đồng kinh tế xuất hiện ngày càng nhiều. Bên cạnh việc giao kết thì việc chấm dứt cũng là vướng mắc mà nhiều nhà đầu tư đặt ra trong trường hợp muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế. Vậy Đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế là gì? Khi nào thì được đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế? có cần gửi thông báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế không?... Cùng ACC giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan đến nội dung trên.

1. Khái niệm đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế 

Đầu tiên phải hiểu đơn phương chấm dứt hợp đồng là gì? 

Đơn phương chấm dứt hợp đồng là trường hợp một bên trong quan hệ hợp đồng muốn chấm dứt quan hệ hợp đồng đã ký kết với bên còn lại mà không cần sự thỏa thuận, đồng ý của bên đó trong những trường hợp mà pháp luật quy định đối với từng lĩnh vực đã ghi nhận.

đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế là việc một bên trong quan hệ hợp đồng kinh tế muốn chấm dứt quan hệ hợp đồng đã ký kết với bên còn lại mà không cần sự thỏa thuận, đồng ý của bên đó trong những trường hợp mà pháp luật dân sự, luật thương mại và nghị định hướng dẫn liên quan đến hợp đồng kinh tế đã quy định.

2. Khi nào thì được đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế?

 Căn cứ quy định tại Điều 428 Bộ Luật Dân sự 2015 về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nói chung và đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế nói riêng: 

“1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”

Hay nói cách khác để xem xét việc đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế đúng luật thì phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể như: 

+ Bên còn lại vi phạm nghiêm trọng các điều khoản trong Hợp đồng kinh tế đã giao kết.

+ Các bên thỏa thuận các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế.

+ Pháp luật có quy định khác.

Nếu một bên trong quan hệ hợp đồng mà đơn phương chấm dứt hợp đồng mà bên kia vi phạm một trong các trường hợp nêu trên thì được xác định là đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật nhưng nếu một bên không vi phạm một trong các trường hợp nêu trên mà bên còn lại muốn chấm dứt thì gọi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật.

3. Đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế có cần phải thông báo không ?

Theo quy định tại Điều 428 Bộ Luật Dân sự 2015 về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng: 

“2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.

4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường”. 

Như vậy, khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế thì việc thông báo cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng là bắt buộc, bởi vì trong trường hợp bên muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng không gửi thông báo trước cho bên kia thì khi bên kia bị thiệt hại thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại, sẽ gây tổn thất tài chính.

Mẫu đơn thông báo chấm dứt hợp đồng kinh tế cần trình bày đầy đủ thông tin của 2 bên trong quan hệ hợp đồng kinh tế. Sau đó nêu lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế có căn cứ theo quy định pháp luật; thời hạn chấm dứt hiệu lực của hợp đồng kinh tế; xử lý hậu quả và yêu cầu bồi thường thiệt hại, cuối cùng là chữ ký và đóng dấu của bên phát hành thông báo chấm dứt hợp đồng kinh tế.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------------

………………, ngày … tháng … năm …

THÔNG BÁO 

(V/v: Chấm dứt hợp đồng kinh tế số………..)

Kính gửi:

  • Sinh năm : ……………………………………………………………….
  • CMND số : ……… cấp ngày …….  tại tỉnh …………………………….
  • Địa chỉ ĐKHK thường trú:  …...…………………………………………….
  • Số điện thoại: ……………………………………………………………….

Tên tôi là: …………………………………………………………………………..

  • Sinh năm : ……………………………………………………………….
  • CMND số : ……………………………………………………………….
  • Địa chỉ ĐKHK thường trú:  …...…………………………………………….
  • Số điện thoại: ……………………………………………………………….

Nếu là tổ chức thì thể hiện các thông tin về: Trụ sở, Văn phòng giao dịch, MST, Điện thoại, Đại diện công ty,  Chức vụ của người đại diện.

NỘI DUNG THÔNG BÁO:

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Vì những lý do trên, tôi gửi thông báo này về việc Chấm dứt hợp đồng …………. đến ……………. để anh/chị biết và thực hiện đúng nội dung trong Hợp đồng đã ký ngày …/…/…. và các quy định của pháp luật.

NGƯỜI LẬP VĂN BẢN

4. Tại sao nên chọn dịch vụ đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế của ACC?

ACC là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ liên quan đến việc đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế, soạn thảo thông báo chấm dứt hợp đồng kinh tế, hay thanh lý hợp đồng theo đúng quy định pháp luật hiện hành nhanh và chính xác nhất. Hiện nay, quy trình thực hiện tại ACC bao gồm các nội dung:

  • Tiếp xúc khách hàng để nắm bắt thông tin và tiến hành tư vấn ban đầu đối với vấn đề của quý khách. Tại đây chúng tôi sẽ tư vấn mọi vấn đề liên quan đến thủ tục để khách hàng có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế mà không có hậu quả phát sinh là phải bồi thường thiệt hại do hành vi chấm dứt hợp đồng gây ra, soạn thảo giấy tờ, hồ sơ cần thiết;
  • Nghiên cứu và báo giá qua email đối với yêu cầu của khách hàng;
  • Nếu khách hàng quyết định hợp tác với ACC thì hai bên tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ;
  • Khách hàng cung cấp tài liệu liên quan đến việc đăng ký cho ACC;
  • ACC tiến hành soạn thảo, gửi, theo dõi thực hiện hồ sơ và trả kết quả cho khách hàng theo thời hạn thỏa thuận.
  • Hỗ trợ tư vấn các vướng mắc pháp lý sau khi đã hoàn thành thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại tư vấn đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.

Câu hỏi thường gặp

1. Các trường hợp đương nhiên chấm dứt hợp đồng kinh tế theo quy định?

+ Hợp đồng đã được hoàn thành;

+ Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

+ Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;

+ Hợp đồng chấm dứt do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

2. Vai trò của hợp đồng kinh tế trong hoạt động kinh doanh của công ty?

  • Là thỏa thuận mang tính pháp ràng buộc các bên về việc sản xuất, mua bán sản phẩm, dịch vụ và các thỏa thuận khác với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ cùa mỗi bên
  • Là cơ sở để giải quyết tranh chấp liên quan đến thỏa thuận, cam kết
  • Là công cụ quan trọng cho hoạt động đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp
  • Là công cụ hữu hiệu để thâm nhập thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp…

3. Có các loại hợp đồng kinh tế nào?

  • Hợp đồng mua bán hàng hoá
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh 
  • Hợp đồng hợp tác đầu tư
  • Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư
  • Hợp đồng dịch vụ như hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng giao nhận thầu xây dựng...

4. Xử lý hậu quả pháp lý phát sinh khi chấm dứt hợp đồng kinh tế không đúng quy định ?

Trường hợp hủy bỏ và đơn phương chấm dứt hợp đồng, pháp luật quy định chặt chẽ hơn về thủ tục chấm dứt, bởi lẽ việc chấm dứt theo trường hợp này ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của các bên. Theo đó, pháp luật quy định về hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng cụ thể như sau:

- Việc hủy bỏ hợp đồng: 

Hủy bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng. Trong đó, hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng; hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

- Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng:

Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (535 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo