Tranh chấp đất đai là một trong những dạng tranh chấp phổ biến theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện nay. Quyền phản tố là quyền của bị đơn mà pháp luật cho phép. Vậy mẫu đơn phản tố về tranh chấp đất đai được pháp luật quy định như thế nào và khi làm đơn phản tố về tranh chấp đất đai cần lưu ý những nội dung gì?
1.Phản tố là gì ?
Phản tố là quyền của bị đơn (người bị kiện) trong các vụ án dân sự, quyền phản tố được hiểu là bị đơn có quyền kiện ngược lại nguyên đơn (người đã nộp đơn khởi kiện tại Tòa án). Người phản tố cần nộp đơn phản tố cho Tòa án để được xem xét giải quyết cùng với đơn khởi kiện của nguyên đơn trong vụ án khi các nội dung trong đơn phản tố có liên quan đến đơn khởi kiện.
Đơn phản tố của bị đơn được Tòa án chấp thuận khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Đơn phản tố phải được nộp "trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải" (Khoản 3 điều 200, BLTTDS năm 2015);
- Về mặt nội dung: Đơn phản tố chỉ được chấp thuận khi "yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập" ( điểm a, Khoản 2, điều 200, BLTTDS năm 2015) hoặc theo điểm b, khoản 2 điều 200, BLTTDS năm 2015 "Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập".
2. Về trình tự, thủ tục phản tố:
Việc thực hiện quyền phản tố của bị đơn phải tuân thủ hình thức như khởi kiện một vụ việc. Có nghĩa là Bị đơn cần phải soạn thảo đơn phản tố bằng văn bản và gửi tới Tòa án, sau đó bị đơn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí như nguyên đơn. Thời gia chuẩn bị xét xử sẽ được tính lại kể từ ngày bị đơn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định.
Ý nghĩa pháp lý của việc làm đơn phản tố:
- Trường hợp yêu cầu phải tố của bị đơn không được Tòa án chấp thuận: Theo quy định tại khoản 6 điều 72, Bộ luật TTDS năm 2015 có quy định: Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng một vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác". Như vậy, Bị đơn cần tuân thủ các quy định về thời hạn, trình tự nộp đơn phản tố theo luật định ở trên để có thể đảm bảo quyền lợi tốt nhất của mình. Nếu không buộc phải khởi kiện một vụ việc độc lập như vậy sẽ mất khá nhiều thời gian, công sức để giải quyết một vụ việc tranh chấp.
- Trường hợp yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận: Trong trường hợp yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận thì yêu cầu này sẽ được xem xét giải quyết như đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn trong vụ việc/vụ án. Các bên cần nộp các hồ sơ, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án đồng thời thực hiện nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí
- Sau khi phản tố mà nguyên đơn rút đơn khởi kiện (đã được Tòa án triệu tập mà không ra) thì Tòa án sẽ giải quyết như sau:
- Nếu bị đơn rút đơn phản tố thì Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án;
- Bị đơn không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu phản tố thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn khi này trở thành nguyên đơn, nguyên đơn trở thành bị đơn;
- Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu này thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn, nguyên vớ quyền lợi nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người nào bị kiện thì trở thành bị đơn.
- Nếu đơn có yêu cầu phản tố mà vắng mặt lần 2 (không có người đại diện tham gia phiên sơ thẩm) thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và bị đơn Tòa án có quyền đình chỉ vụ việc.
3. Mẫu đơn phản tố về tranh chấp đất đai
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
………, ngày … tháng …. năm ….
ĐƠN PHẢN TỐ
Kính gửi: Tòa án Nhân dân ………………………………….
NGƯỜI PHẢN TỐ:
– Họ và tên: …………………………………………
– Sinh năm: …………………..
– CCCD số: ………………………………….
– Địa chỉ thường trú: ……………………………….
Tôi là bị đơn trong vụ án “Tranh chấp đất đai” theo thông báo thụ lý vụ án số: ……………….. ngày …./…../……… của Tòa án nhân dân …………………
NGƯỜI BỊ PHẢN TỐ:
– Họ tên: ……………………………………………..
– Sinh năm: ………………………
– Địa chỉ thường trú: …………………………………
Là nguyên đơn trong vụ án “Tranh chấp đất đai” theo thông báo thụ lý vụ án số: ………………. ngày ……………….. của Tòa án nhân dân ………………..
Nội dung phản tố:
(Trình bày ngắn gọn và cụ thể nội dung yêu cầu phản tố)
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
Nay bằng đơn phản tố này, tôi yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết cho tôi yêu cầu sau:
(Trình bày cụ thể và rõ ràng các yêu cầu phản tố)
…………………………………………………………
…………………………………………………………
……………………………………………………….…
…………………………………………………………
Kính mong quý Tòa án xem xét giải quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tôi
Trân trọng cảm ơn!
Tài liệu kèm theo (nếu có)
Người làm đơn
(ký, ghi rõ họ và tên)
Khoản 1, Điều 146 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí:
“Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí".
4. Những câu hỏi thường gặp
Tranh chấp tài sản trên đất là gì?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì tài sản gắn liền với đất gồm:
- Nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở;
- Nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở;
- Công trình xây dựng khác;
- Cây lâu năm; rừng sản xuất là rừng trồng hoặc vật khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
Tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án?
Đương sự sự tham gia vào các giai đoạn tố tụng tại Tòa án để giải quyết tranh chấp tài sản trên đất theo thông báo của Tòa án.
Mở phiên Tòa xét xử tranh chấp đất đai?
Sau khi tiến hành các hoạt động tố tụng mà các bên tranh chấp vẫn không hòa giải thành thì Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Địa điểm, thời gian diễn ra phiên Tòa xét xử vụ án tranh chấp tài sản trên đất được thực hiện theo đúng nội dung Tòa án đã thông báo. trường hợp có thay đổi thì Tòa án phải kịp thời thông báo để các bên liên quan nắm được.
Hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp?
- Đơn khởi kiện (theo mẫu số 23-DS Nghị quyết Số: 01/2017/NQ-HĐTP);
- Sổ hộ khẩu, Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người khởi kiện;
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu loại tài sản gắn liền với đất;
- Các giấy tờ liên quan khác.
Tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp phổ biến, phức tạp nhất hiện nay (án tranh chấp đất đai chiếm phần lớn án tranh tụng tại các Tòa án trên khắp lãnh thổ Việt Nam). Trên đây là mẫu đơn phản tố về tranh chấp đất đai. Nếu quý bạn đọc còn thắc mắc cần hỗ trợ và giải đáp tư vấn, vui lòng liên hệ:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 0846967979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận