Đơn kháng cáo nộp ở đâu? Nộp đơn kháng cáo vụ án dân sự

Thủ tục kháng cáo là một trong các thủ tục rất cần thiết của tố tụng dân sự để Tòa án xét xử lại vụ án nhằm đảm bảo công bằng, minh bạch trong việc áp dụng áp luật pháp luật. Vậy trong trường hợp có nhu cầu kháng cáo thì đơn kháng cáo nộp ở đâu? Nộp đơn kháng cáo vụ án dân sự được thực hiện như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua nội dung bài viết dưới đây.

legal_education-1024x576
Đơn Kháng Cáo Nộp Ở Đâu? Nộp Đơn Kháng Cáo Vụ Án Dân Sự

1. Khái niệm kháng cáo

Kháng cáo là thủ tục yêu cầu Tòa án cấp trên so với Tòa án cấp xét xử phúc thẩm nhằm xét xử phúc thẩm đối với bản án, quyết định của tòa án nếu đương sự không đồng ý với một phần hoặc toàn bộ nội dung của bán án, quyết định.

2. Đơn kháng cáo nộp ở đâu

2.1 Người có quyền kháng cáo

Đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

2.2 Nộp đơn kháng cáo

Căn cứ Khoản 7 và Khoản 8 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015 thì: "...7. Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của Bộ luật này. 8. Kèm theo đơn kháng cáo, người kháng cáo phải gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp."

Do đó, đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. Để chứng minh việc kháng cáo là có căn cứ, người kháng cáo có thể gửi kèm chứng cứ, tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh việc kháng cáo của mình là hợp pháp.

2.3 Nội dung đơn kháng cáo

Để tránh việc đơn kháng cáo bị từ chối do không đảm bảo về nội dung và hình thức, đơn kháng cáo cần thực hiện với đầy đủ các nội dung theo quy định pháp luật gồm các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;

b) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;

c) Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;

d) Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;

đ) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

Đơn kháng cáo phải có bố cục, nội dung ngôn ngữ rõ ràng để tránh trường hợp bị Tòa án bác đơn và tốn thời gian của người kháng cáo trong việc chỉnh sửa đơn nhiều lần.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại là gì? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định ra sao? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Xử lý bồi thường thiệt hại

2.4 Thời hạn kháng cáo

Thời hạn kháng cáo là 15 ngày đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm, kể từ ngày tuyên án hoặc kể từ ngày đương sự nhận được bản án/ bản án được niêm yết khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

2.5 Kháng cáo quá hạn

Kháng cáo quá hạn là khái niệm được cho phép trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015 với nội dung: “Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.

Do đó, người kháng cáo có thể thực hiện kháng cáo quá hạn nhưng ngoài việc cung cấp đơn kháng cáo, người kháng cáo cần phải cung cấp bản tường trình về việc kháng cáo quá hạn và các tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho yêu cầu kháng cáo.

3. Những câu hỏi thường gặp

3.1 Sau bao lâu thì tòa án sơ thẩm gửi đơn kháng cáo lên cho toàn án phúc thẩm?

Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị và tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo cho Tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày:
- Hết thời hạn kháng nghị.
- Hết thời hạn kháng cáo, người kháng cáo đã nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.

3.2 Đơn kháng cáo bị trả lại khi nào?

Tòa án trả lại đơn kháng cáo trong các trường hợp sau đây:

  • Người kháng cáo không có quyền kháng cáo;
  • Người kháng cáo không làm lại đơn kháng cáo hoặc không sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo theo yêu cầu của Tòa án 
  • Trường hợp Hết thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí mà người kháng cáo không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm thì được coi là từ bỏ việc kháng cáo, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

3.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về đơn kháng cáo nộp ở đâu? không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về đơn kháng cáo nộp ở đâu? uy tín, trọn gói cho khách hàng.

3.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về đơn kháng cáo nộp ở đâu? của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

 

Trên đây là các nội dung cần thiết liên quan đến đơn kháng cáo nộp ở đâu? Nộp đơn kháng cáo vụ án dân sự. Trong trường hợp quý khách hàng cần thêm thông tin liên quan đến các thủ tục tố tụng, Công ty luật ACC, với đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm, hi vọng sẽ là trợ thủ đắc lực, đồng hàng cùng quý khách hàng và cung cấp các dịch vụ tư vấn, tố tụng chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất.

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn

Liên hệ với chúng tôi:

  • Tư vấn pháp lý: 1900.3330
  • Zalo: 084.696.7979
  • Văn phòng: (028) 777.00.888

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (761 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo