Đối tượng khách hàng của Ngân hàng Hợp tác xã

Ngân hàng Hợp tác xã là một loại hình ngân hàng tương đối đặc biệt và mới mẻ ở Việt Nam, có vai trò quan trọng trong sự tồn tại, hoạt động và phát triển của kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã. Vậy Ngân hàng Hợp tác xã là gì? Đối tượng khách hàng của Ngân hàng Hợp tác xã? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cho Khách hàng.

Đối Tượng Khách Hàng Của Ngân Hàng Hợp Tác Xã

1. Hợp tác xã là gì

Điều 3 Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

2. Ngân hàng hợp tác xã là gì

Theo Điều 4, Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân. Ngân hàng hợp tác xã được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã.

Ngân hàng hợp tác xã là loại hình tổ chức tín dụng được tổ chức theo mô hình hợp tác xã với mục tiêu chủ yếu là liên kết, bảo đảm an toàn của hệ thống thông qua việc hỗ trợ tài chính và giám sát hoạt động trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Hoạt động chủ yếu là điều hòa vốn và thực hiện các hoạt động ngân hàng đối với thành viên là các quỹ tín dụng nhân dân, ngoài ra còn thực hiện một số hoạt động được cho phép đối với khách hàng không phải là thành viên là các quỹ tín dụng nhân dân.

Tiền thân của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, được thành lập ngày 05/7/1995. Năm 2013 Quỹ được chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo giấy phép số 166/GP-NHNN ngày 04/6/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Vai trò của Ngân hàng Hợp tác xã được thể hiện qua công tác kiểm tra các quỹ tín dụng nhân dân theo kế hoạch của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; là đầu mối tổ chức in ấn phát hành sổ tiết kiệm trắng; cải tiến công tác quản lý và sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống theo hướng chủ động, hiệu quả để hỗ trợ các quỹ tín dụng nhân dân khó khăn.

Ngoài vai trò thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ các quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng còn kinh doanh tiền tệ, tín dụng và cung ứng dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp như: huy động vốn, cho vay, ngân hàng điện tử, thẻ thanh toán nội địa, chiết khấu, bảo lãnh, trả lương qua tài khoản, …

3. Đối tượng khách hàng của Ngân hàng Hợp tác xã

Theo quy định tại Thông tư số 31/2012/TT-NHNN (sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 09/2016/TT-NHNN), hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã gồm hoạt động đối với quỹ tín dụng nhân dân thành viên và đối với khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên. Đối với khách hàng là quỹ tín dụng nhân dân thành viên, có các hoạt động gồm:

  • Mở tài khoản tiền gửi cho các thành viên là quỹ tín dụng nhân dân;
  • Nhận tiền gửi, cho vay điều hòa vốn đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên theo Quy chế điều hòa vốn được Hội đồng quản trị ngân hàng hợp tác xã thông qua và được công khai đến tất cả các quỹ tín dụng nhân dân thành viên. Nội dung của Quy chế Điều hòa vốn phải bao gồm các nguyên tắc sau:
  • Vốn nhàn rỗi của quỹ tín dụng nhân dân thành viên phải gửi vào tài khoản tiền gửi điều hòa vốn tại ngân hàng hợp tác xã và được duy trì ở một mức tối thiểu do Đại hội thành viên ngân hàng hợp tác xã quy định.
  • Quỹ tín dụng nhân dân thành viên được ngân hàng hợp tác xã cho vay điều hòa vốn khi có nhu cầu hoặc khó khăn tạm thời về thanh khoản;
  • Cơ chế lãi suất tiền gửi và tiền vay điều hòa vốn rõ ràng, minh bạch; bảo đảm tính tương trợ giữa các thành viên trong hệ thống góp phần tăng cường tính liên kết, an toàn của hệ thống, không vì mục tiêu lợi nhuận.
  • Quy định về các điều kiện, thủ tục, hồ sơ liên quan đến việc điều hòa vốn.
  • Xây dựng, phát triển và ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ mới trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân thành viên đáp ứng nhu cầu của các thành viên quỹ tín dụng nhân dân và phục vụ phát triển lợi ích cộng đồng trên địa bàn.
  • Thực hiện các hoạt động ngân hàng khác theo quy định của pháp luật đối với quỹ tín dụng nhân dân thành viên.

Đối với khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên, có các hoạt động gồm:

  • Ngân hàng hợp tác xã được thực hiện một số hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác theo quy định tại mục 2 Chương IV của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
  • Ngân hàng hợp tác xã cho vay đối với khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên khi đã ưu tiên đáp ứng nhu cầu điều hòa vốn của quỹ tín dụng nhân dân thành viên.
  • Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước có thể quy định hạn chế việc cấp tín dụng của ngân hàng hợp tác xã đối với khách hàng không phải là Quỹ tín dụng nhân dân thành viên.

 

 

Ngân hàng Hợp tác xã, bên cạnh tính chất, vai trò là một ngân hàng, tổ chức tín dụng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, còn đảm nhận vai trò hỗ trợ các quỹ tín dụng nhân dân thành viên, các hợp tác xã trong phát triển sản xuất. Đối tượng khách hàng của Ngân hàng Hợp tác xã vì vậy gồm hai nhóm chính là các quỹ tín dụng nhân dân thành viên và khách hàng không phải quỹ tín dụng nhân dân thành viên.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về đối tượng khách hàng của Ngân hàng Hợp tác xã. Trong quá trình thực hiện, Khách hàng nếu có thắc mắc hoặc gặp khó khăn và cần sự trợ giúp từ đội ngũ luật sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, xin liên hệ với Văn phòng Luật sư ACC để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất!

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo