Đồi trụy là gì? (Cập nhật 2022)

Truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ là một trong cá tệ nạn xã hội trong thời đại hiện nay. Gần đây nội dung văn hoá phẩm này có xu hướng tập trung vào trẻ em điều này làm gia tăng tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em và ảnh hưởng đến việc phát triển tâm sinh lý của giới trẻ. Vậy đồi truỵ là gì? Truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ được quy định như thế nào trong BLHS? Hãy cùng ACC theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Đồi trụy là gì? (Cập nhật 2022)
Đồi trụy là gì? (Cập nhật 2022)

Đồi trụy là gì?

Ngày 15/10/2004, Chính phủ ban hành Nghị định 178/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XI thông qua ngày 17 tháng 3 năm 2003 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh).

Theo đó, đồi trụy là một trong những khái niệm trọng tâm và được định nghĩa tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 178/2004/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Đồi trụy là sự thể hiện bằng hành động, bằng hình ảnh, bằng âm thanh lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc

Truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ

Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo khoản 1 Điều 326 Bộ luật hình sự 2015 là việc làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy.

Điều 326. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

  1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Dấu hiệu của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

Để xác định hành vi của một người có cấu thành tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy hay không cần phải xét 4 dấu hiệu cấu thành của tội này bao gồm chủ thể, khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan.

Chủ thể:

  • Chủ thể của tội truyền bá văn hóa phẩm đổi trụy là chủ thể thường. Theo đó người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự nghĩa là không mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của bản thân theo quy định của Điều 21 Bộ luật hình sự 2015 sẽ là chủ thể của tội này.
  • Ví dụ: A 15 tuổi có hành vi bán tạp chí đồi trụy cho các bạn trong trường. Như vậy A đã có hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy tuy nhiên vì dưới 16 tuổi nên A không phải là chủ thể cũng như không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này hay nói cách khác A không phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo Điều 326 Bộ luật hình sự 2015.

Khách thể:

  • Khách thể là những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy được quy định tại chương các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng mục các tội xâm phạm trật tự công cộng nên khách thể của tội này sẽ là trật tự công cộng. Theo đó nếu một người có hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy như sao chép phim khiêu dâm thì đã xâm phạm đến an toàn và trật tự công cộng vì vậy phải chịu trách nhiệm hình sự.

Mặt khách quan:

  • Mặt khách quan là những biểu hiện ra bên bên ngoài của tội phạm bao gồm hành vi khách quan, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ, phương tiện phạm tội.... Hành vi khách quan được quy định cụ thể trong điều luật của Bộ luật hình sự và nếu bất kỳ người nào thực hiện hành vi đó dẫn đến hậu quả bằng phương tiện nào đó thì có thể xem là tội phạm.
  • Có thể thấy hành vi khách quan trong tội truyền bá văn hóa phẩm đổi trụy bao gồm những hành vi đơn lẻ hoặc kết hợp những hành vi sau:
    • Làm ra là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra các loại văn hóa phẩm đồi trụy như dựng hoặc đóng phim, vẽ tranh ảnh, sáng tác truyện...;
    • Sao chép là hành vi chụp lại, chép lại, vẽ lại, ghi âm, ghi hình lại... nội dung trong văn hóa phẩm đồi trụy;
    • Lưu hành là hành vi công bố, phổ biến, cho thuê, cho mượn, lan truyền văn hóa phẩm đồi trụy;
    • Vận chuyển là hành vi đem các văn hóa phẩm đồi trụy đến những nơi khác nhau ví dụ như vận chuyển từ người bán đến người mua hoặc từ người làm ra đến người phân phối;
    • Mua bán văn hóa phẩm đổi trụy;
    • Tàng trữ văn hóa phẩm đồi trụy là hành vi lưu trữ trong nhà hoặc trong kho để sử dụng hoặc chờ phân phối ra bên ngoài;
  • Hậu quả hành vi này gây ra là làm rối loạn trật tự công cộng, gây lệch lạc đạo đức trong một bộ phận người tiếp cận, xâm phạm đến thuần phong mỹ tục của nền văn hóa Việt Nam.

Mặt chủ quan:

  • Mặt chủ quan là biểu hiện về mặt tâm lý bên trong người phạm tội bao gồm lỗi, động cơ và mục đích phạm tội. Người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy sẽ có lỗi cố ý và mục đích là phổ biến các sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy trong cộng đồng và có thể kèm với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Như vậy một người được xem là phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy phải có đầy đủ bốn dấu hiệu được liệt kê như trên. Nếu thiếu một trong bốn dấu hiệu trên thì không bị xem là tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự.

 

Trên đây ACC đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đồi truỵ. Trong quá trình tìm hiểu nếu có vấn đề thắc mắc xin vui lòng liện đến website của Công ty Luật ACC để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo