Đối chứng là gì? (Cập nhật 2022) - Luật ACC

Đối chứng là việc đối chiếu, so sánh các chứng cứ nhằm làm sáng tỏ về một vụ việc và chứng minh, kết luận một sự việc, hiện tượng nào đó. Để thực hiện đối chứng, các cơ quan tiến hành tố tụng được phép áp dụng nhiều biện pháp khác nhau được pháp luật quy định, trong đó có việc tiến hành cho các bên đối chất. Bài viết dưới đây của ACC sẽ xoay quanh vấn đề Đối chứng là gì?

Tim Viec Lam Timviec365.vn

1. Đối chứng là gì?

Đối chứng là việc đối chiếu, so sánh các chứng cứ nhằm làm sáng tỏ về một vụ việc và chứng minh, kết luận một sự việc, hiện tượng nào đó. Trong tố tụng hình sự, việc đối chứng giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm chứng minh vụ việc, tìm ra sự thật khách quan, toàn diện và đầy đủ. Trong quá trình tố tụng, việc tìm ra chân lí của vụ việc liên quan mật thiết đến quyền, lợi ích của các bên nên các bên có quyền đưa ra các chứng cứ, lí lẽ để chứng minh mình vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm mình phải gánh chịu. Để thực hiện đối chứng, các cơ quan tiến hành tố tụng được phép áp dụng nhiều biện pháp khác nhau được pháp luật quy định, trong đó có việc tiến hành cho các bên đối chất.

2. Đối chất là gì?

Đối chất là hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự đồng thời là biện pháp nghiệp vụ của Cơ quan điều tra.

Trường hợp để tiến hành đối chất là khi có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai người hay nhiều người mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn.

3. Quy định pháp luật về đối chất

"Điều 189. Đối chất

1. Trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai người hay nhiều người mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn thì Điều tra viên tiến hành đối chất. Trước khi tiến hành đối chất, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc đối chất. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc đối chất. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản đối chất.

2. Nếu có người làm chứng hoặc bị hại tham gia thì trước khi đối chất Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối. Việc này phải ghi vào biên bản.

3. Khi bắt đầu đối chất, Điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Sau khi nghe đối chất, Điều tra viên có thể hỏi thêm từng người.

Trong quá trình đối chất, Điều tra viên có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật có liên quan; có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi lẫn nhau; câu hỏi và trả lời của những người này phải ghi vào biên bản.

Chỉ sau khi những người tham gia đối chất đã khai xong mới được nhắc lại những lời khai trước đó của họ.

4. Biên bản đối chất được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này. Việc đối chất có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

5. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể tiến hành đối chất. Việc đối chất được tiến hành theo quy định tại Điều này".

Đối chất chỉ tiến hành khi những người tham gia tố tụng có lời khai mâu thuẫn nhau và mặc dù đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng không giải quyết được mâu thuẫn. Đối tượng đối chất có thể là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng.

Trước khi đối chất, điều tra viên phải nghiên cứu kĩ hồ sơ vụ án, đặc biệt là các lời khai có mâu thuẫn nhau, nghiên cứu nhân thân của người được đưa ra đối chất để xác định những vấn đề cần phải đưa ra đối chất. Điều tra viên phải vạch kế hoạch đối chất, dự kiến các câu hỏi và tình huống xảy ra, cách giải quyết các tình huống đó. Điều tra viên phải thông báo cho viện kiểm sát cùng cấp biết và viện kiểm sát phải cử kiểm sát viên tham gia cuộc đối chất. Nếu kiểm sát viên vắng mặt phải ghi rõ vào biên bản đối chất.

Nếu đối chất có bị hại hoặc người làm chứng tham gia thì điều tra viên phải giải thích cho họ biết việc cố tình khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 382 BLHS, nếu từ chối khai báo thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 382 và Điều 383 BLHS. Việc giải thích này phải được ghi vào biên bản

Xem thêm:

Doanh thu chưa thực hiện là gì? [Chi tiết 2022]

4. Câu hỏi thường gặp

  • Kết quả của đối chất là gì?

Kết quả của việc đối chất có thể là người tham gia đối chất thay đổi lời khai trước của mình, khai thêm những tình tiết mới nhưng có thể họ vẫn khai như cũ. Việc đối chất có thể được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Điều tra viên phải lập biên bản việc đối chất, biên bản đối chất được lập như quy định đối với biên bản hỏi cung bị can. Trong trường hợp cần thiết, kiểm sát viên có thể tiến hành đối chất và việc này được tiến hành theo quy định chung.

  • Biện pháp đối chất đạt hiệu quả trong trường hợp nào?

Biện pháp đối chất chỉ đạt hiệu quả trong trường hợp những người tham gia đối chất không có xung đột lợi ích, không có quan hệ gia đình, họ hàng, bạn bè, không cố tình che dấu về các tình tiết của vụ án, việc khai mâu thuẫn về các tình tiết của vụ án là do khả năng tri giác, ghi nhớ của những người tham gia đối chất khác nhau, trường hợp này, Điều tra viên và Kiểm sát viên chỉ cần có cách tác động phù hợp để những người tham gia đối chất nhớ lại chính xác về các tình tiết của vụ án.

  • Quá trình đối chất của cơ quan điều tra diễn ra như thế nào?

Khi bắt đầu đối chất, Điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ.

Sau khi nghe đối chất, Điều tra viên có thể hỏi thêm từng người. Việc hỏi thêm người nào trước, người nào sau, câu hỏi đưa ra với từng người đối chất phụ thuộc vào hồ sơ, tài liệu của vụ án, phụ thuộc vào tính toán chiến thuật và kinh nghiệm của Điều tra viên. Điều tra viên có thể sử dụng câu hỏi vạch trần lời khai gian dối, câu hỏi kiểm tra lời khai, câu hỏi gợi nhớ lại..

Trong quá trình đối chất, Điều tra viên có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật có liên quan. Những chứng cứ, tài liệu, đồ vật này đã được Điều tra viên nghiên cứu hồ sơ vụ án và chuẩn bị từ trước. Loại và thứ tự chứng cứ, tài liệu, đồ vật đưa ra phụ thuộc vào diễn biến của cuộc đối chất, vào kinh nghiệm của Điều tra viên.

Có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi lẫn nhau, câu hỏi và trả lời của những người này phải ghi vào biên bản. Chỉ sau khi những người tham gia đối chất đã khai xong mới được nhắc lại những lời khai trước đó của họ.

Trên đây là nội dung tư vấn của ACC liên quan đến vấn đề Đối chứng là gì?. Nếu có bất kỳ thắc mặc gì liên quan đến nội dung bài viết hoặc cần được hỗ trợ, tư vấn về các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo