Hoạt động thương mại ngày càng trở nên sôi nổi và nhộn nhịp hơn khi ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp thương mại là gì với các ngành nghề kinh doanh đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, không phải ai cũng đã hiểu một cách chính xác về loại hình doanh nghiệp này dưới góc độ khoa học pháp lý. Hiểu được điều đó, trong bài viết dưới đây, Công ty luật ACC sẽ giới thiệu đến bạn đọc những quy định pháp lý liên quan đến nội dung này từ những quy định mới nhất hiện hành.

1. Khái niệm doanh nghiệp thương mại là gì?
Định nghĩa về doanh nghiệp thương mại là gì tuy không được quy định cụ thể tại bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào nhưng dựa trên thực tế và các quy định liên quan đến Luật doanh nghiệp năm 2020 và Luật thương mại năm 2005 có thể hiểu như sau:
- Doanh nghiệp thương mại là một tổ chức kinh tế có đầy đủ các đặc điểm của một doanh nghiệp thông thường theo quy định như: được thành lập hợp pháp và thực hiện các hoạt động thương mại đề thu lợi nhuận.
- Những hoạt động thương mại đó bao gồm:
+ Mua bán hàng hoá: Là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận. Gồm tất cả các loại động sản và những vật gắn liền với đất đai.
+ Cung ứng dịch vụ: Là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
+ Đầu tư, xúc tiến thương mại: Là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.
2. Phân loại doanh nghiệp thương mại theo quy định
Doanh nghiệp thương mại là gì được phân loại tùy thuộc vào các tiêu chí khác nhau như:
- Dựa theo loại hình sản phẩm kinh doanh
Theo tiêu chí phân loại này, doanh nghiệp thương mại bao gồm những hình thức sau:
+ Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chuyên môn hóa
+ Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đa dạng hóa sản phẩm
- Dựa theo quy mô hoạt động của doanh nghiệp
Bao gồm các hình thức sau:
+ Doanh nghiệp thương mại quy mô nhỏ
+ Doanh nghiệp thương mại quy mô vừa
+ Doanh nghiệp thương mại quy mô lớn
- Dựa theo tiêu chí về chủ thể quản lý
Bao gồm:
+ Doanh nghiệp thương mại do Bộ, cơ quan, tổ chức trực thuộc Trung ương quản lý
+ Doanh nghiệp thương mại do cơ quan quản lý địa phương chịu trách nhiệm
- Dựa theo tiêu chí về chế độ sở hữu tư liệu sản xuất
Gồm:
+ Doanh nghiệp thương mại do nhà nước đầu tư hoặc có 100% vốn sở hữu
+ Doanh nghiệp thương mại có vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ được góp bởi các tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước góp
3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp thương mại theo quy định
Hiện nay, theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hiện hành thì doanh nghiệp thương mại là gì có cơ cấu tổ chức khác nhau tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp thương mại là doanh nghiệp tư nhân
+ Cơ cấu của doanh nghiệp này là chỉ do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
+ Do đó, chủ doanh nghiệp tư nhân là người có quyền quyết định cao nhất đối với các vấn đề phát sinh trong mọi lĩnh vực của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp thương mại là Công ty Trách nhiệm hữu hạn.
+ Loại hình doanh nghiệp này gồm: Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
+ Đối với loại hình này, Chủ sở hữu (có thể là tổ chức, cá nhân) có quyền quyết định cao nhất đối với tất cả các vấn đề trong doanh nghiệp. Có thể là Chủ tịch công ty hoặc Đại hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên.
- Doanh nghiệp thương mại là công ty cổ phần
Cơ cấu tổ chức của loại hình doanh nghiệp này gồm 02 mô hình như sau:
+ Thứ nhất: Cơ cấu tổ chức gồm: Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc hoặc giám đốc.
+ Thứ hai: Cơ cấu tổ chức gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc hoặc giám đốc. Đối với mô hình này thì công ty cần ban kiểm soát với điều kiện công ty có ban kiểm soát nội bộ và ít nhất 20% thành viên hội đồng quản trị là thành viên độc lập.
4. Những câu hỏi thường gặp
Đặc điểm của công ty thương mại?
- Công ty thương mại có thể thực hiện một hoặc nhiều hoạt động thương mại
- Công ty thương mại có thể thực hiện một hoặc nhiều hoạt động thương mại
- Công ty thương mại thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng của sản phẩm thông qua việc tiếp thu ý kiến của khách hàng về chất lượng sản phẩm và đưa ra những sự thay đổi phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng.
- Công ty thương mại còn có nhiệm vụ giải quyết các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại với nhau.
Doanh nghiệp kinh doanh chuyên môn hóa?
Đây là các doanh nghiệp chuyên kinh doanh một loại hàng hóa hoặc nhóm hàng hóa cụ thể có cùng công dụng, tính chất trong đời sống và sản xuất cụ thể.
Doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp?
Đây là loại hình kinh doanh nhiều loại hàng hóa có đặc điểm, tính chất, công dụng khác nhau. Hoạt động kinh doanh không bị lệ thuộc vào loại hàng hóa hay thị trường.
Doanh nghiệp kinh doanh đa dạng hóa?
Là các doanh nghiệp kinh doanh cả sản xuất, cả kinh doanh đa dạng hàng hóa và thực hiện các hoạt động thương mại nhưng không có mặt hàng chủ đạo như loại hình doanh nghiệp kinh doanh chuyên môn hóa.
Trên đây là những thông tin về doanh nghiệp thương mại là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và gửi đến bạn đọc. Nếu bạn đọc còn có bất kỳ những thắc mắc nào khác về vấn đề này hoặc các lĩnh vực pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý cam kết về chất lượng và uy tín.
Nội dung bài viết:
Bình luận