Anh Thịnh có thắc mắc:
Chào luật sư!
Vui lòng cho tôi hỏi nội dung sau :
ôi đang làm giám đốc thuê cho 1 Công ty TNHH A. Do nhu cầu mở rộng kinh doanh, Công ty A của tôi có hợp tác với 1 Công ty B để thành lập ra 1 công ty con là công ty Cổ phần C. Vốn điều lệ của Công ty C là 5 tỷ, trong đó do 2 cổ đông sáng lập là Công ty A: 2,5 tỷ, Công ty B : 2,5 tỷ.
Tôi được HĐTV Công ty A cử làm đại diện với số vốn góp như trên (2,5 tỷ). Tôi chỉ là người đại diện, nếu hoạt động kinh doanh của Công ty C có lãi thì tôi cũng mang về cho công ty A của mình mà ko nhận được bất cứ đồng nào.
Vậy luật sư cho tôi hỏi nếu hoạt động kinh doanh của Công ty C thua lỗ thì tôi có chịu trách nhiệm gì trước pháp luật hay không?
Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư. Xin chân thành cảm ơn.
Luật sư giải đáp:
Cổ đông của Công ty C là Công ty A chứ không phải cá nhân bạn, bạn chỉ là người đại diện cổ đông. Như bạn nói, nếu có lãi thì công ty A cũng được nhận, do vậy nếu lỗ thì Công ty A cũng là người chịu.
Theo như Bạn HoNguyenTruong70 có nói thì "Về nguyên tắc các thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trên tỉ lệ phần vốn góp tức là được chia lãi theo tỉ lệ vốn góp khi Công ty làm ăn có lãi và chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp" (ở đây là cổ đông thì đúng hơn), tôi hoàn toàn đồng ý,
tuy nhiên ở vế sau: "Bạn đứng tên đại diện cho công ty thì bạn chịu trách nhiệm cá nhân với vốn góp vào công ty." thì chưa chắc, vì như tôi đã nói ở trên, cần xác định đúng cổ đông góp vốn ở đây là công ty chứ không phải cá nhân bạn, vì vậy công ty A là tổ chức chịu thiệt nếu Công ty C làm ăn thua lỗ.
Bạn sẽ chịu trách nhiệm cá nhân (với công ty A) nếu:
- TH1: Trong văn bản ủy quyền cho bạn đại diện có nói rõ các vấn đề liên quan đến công ty là do bạn toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm mà không phải hỏi ý kiến của HĐTV công ty A (vì có một số công ty, khi ủy quyền cho người đại diện phần vốn góp trong công ty khác nhưng không trao hết quyền mà các văn bản người này ký với tư cách cổ đông ở công ty khác vẫn phải có dấu của Công ty ủy quyền).
Khi này bạn hoàn toàn quyết định và chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Tuy nhiên việc chịu trách nhiệm cá nhân ở đây được hiểu là ảnh hưởng đến lương, thưởng, đánh giá năng lực, có cho bạn tiếp tục giữ chức vụ...của công ty đối với bạn thôi chứ bạn không phải đền bù hay chịu trách nhiệm nào đáng sợ khác (trừ khi bạn làm sai luật hoặc vi phạm các nguyên tắc, quy chế công ty...) vì trong kinh doanh không phải lúc nào cũng có lãi;
- TH2: Bạn cũng đồng thời là người có vai trò, chức vụ quyết định các vấn đề ở công ty C (chủ tịch HĐQT / người đại diện theo pháp luật), thì khi này bạn chịu trách nhiệm cá nhân với tư cách là người quản lý của Công ty C chứ không phải với tư cách là người đại diện phần vốn góp của Công ty A.
Nội dung bài viết:
Bình luận