Thành lập doanh nghiệp nhà nước là chủ đề được nhiều người quan tâm đến. Tuy nhiên vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa các loại hình doanh nghiệp. Đặc biệt là giữa doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần. Trên thực tế mỗi doanh nghiệp đều mang những đặc điểm khác biệt. Cần phân biệt hai loại hình doanh nghiệp này để áp dụng đúng những quy định của pháp luật. Để làm rõ về vấn đề này, bài viết về chủ đề So sánh doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần mới nhất sẽ giúp các bạn đọc giả giải đáp được thắc mắc này. Mời quý bạn đọc tham khảo.
1. Doanh nghiệp nhà nước là gì?
Tại khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này”.
Như vậy, theo quy định, Nhà nước chỉ cần nắm giữ 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định của pháp luật trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó được coi là doanh nghiệp Nhà nước.
Xem thêm về Doanh nghiệp nhà nước là gì?
2. So sánh doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần
2.1. Giống nhau
Doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần có một số điểm giống nhau như sau:
- Doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần đề là loại hình doanh nghiệp được ghi nhận trong Luật doanh nghiệp 2020.
- Chế độ chịu trách nhiệm tài sản của hai loại hình doanh nghiệp này đều là chịu trách nhiệm hữu hạn. Các thành viên trong doanh nghiệp đều chịu trách nhiệm đối với tất cả khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trên phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Đối với Doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, thì nhà nước chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi 100% vốn góp đó.
2.2. Khác nhau
Bên cạnh những điểm giống nhau, doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần có những điểm khác nhau cơ bản để nhận biết như sau:
- Thứ nhất là về chủ sở hữu:
- Đối với doanh nghiệp nhà nước, chủ sở hữu là Nhà nước hoặc Nhà nước cùng với các tổ chức, cá nhân góp vốn khác (phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp nhà nước). Do doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
- Đối với công ty cổ phần, chủ sở hữu công ty cổ phần (gọi là cổ đông) có thể là cá nhân, tổ chức mua và sở hữu cổ phần của công ty tương ứng với phần vốn đóng góp của họ vào công ty.
- Thứ hai về sở hữu vốn:
- Trong doanh nghiệp nhà nước, việc sở hữu vốn được chia thành hai trường hợp nhưng bắt buộc Nhà nước phải sở hữu trên 50% số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc sở hữu phần vốn góp chi phối trên 50% nhưng dưới 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp, phần vốn còn lại thuộc về các tổ chức, cá nhân góp vốn khác. Phần vốn góp sở hữu của Nhà nước vào các doanh nghiệp Nhà nước chính là phần vốn góp được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
- Trong công ty cổ phần, việc sở hữu vốn thuộc về các cổ đông góp vốn thành lập công ty, trong đó không bao gồm cổ đông Nhà nước. Và tỉ lệ vốn góp không bắt buộc như doanh nghiệp nhà nước.
- Thứ ba về hình thức tồn tại
- Doanh nghiệp nhà nước tồn tại dưới hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Nếu doanh nghiệp do Nhà nước năm giữ 100% vốn điều lệ thì hình thức doanh nghiệp sẽ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Nếu doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu từ 50% đến dưới 100% vốn điều lệ thì hình thức doanh nghiệp sẽ là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
- Công ty cổ phần chỉ có một hình thức tồn tại duy nhất là công ty cổ phần theo quy định của pháp luật.
- Thứ tư về tài sản của doanh nghiệp
- Tài sản của doanh nghiệp nhà nước có thể được hình thành từ nguồn vốn của ngân sách Nhà nước, các khoản hỗ trợ hay tài sản được hình thành trong giá trình doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh,…
- Tài sản của công ty cổ phần là từ cổ phần, cổ phiếu và một số hoạt động liên quan đến vốn của công ty.
- Thứ năm về cơ cấu tổ chức, quản lý
- Theo quy định tại Điều 90 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp Nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn theo hai mô hình:
+ Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và Ban kiểm soát
+ Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát.
- Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức quản lý Công ty Cổ phần bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; Giám đốc (Tổng giám đốc); đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.
Những điểm khác nhau cơ bản này là căn cứ để phân biệt rõ ràng giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần.
Trên đây là những chia sẽ của chúng tôi về vấn đề So sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần. Nếu Quý đọc giả có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm và đội ngũ tác giả của chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc. Trân trọng!
Nội dung bài viết:
Bình luận