Doanh nghiệp lớn là gì? (cập nhật 2024)

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động và cạnh tranh với nhau. Trong đó, doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp có vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế và có sức mạnh cạnh tranh lớn. Vậy để tìm hiểu doanh nghiệp lớn là gì, đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp lớn đối với nền kinh tế của Việt Nam, hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC.

1. Doanh nghiệp lớn là gì?

Hiện nay, chưa có khái niệm cụ thể của doanh nghiệp lớn mà thường chỉ sử dụng một số tiêu chí như quy mô sản xuất, lượng vốn doanh nghiệp, lực lượng lao động... Dựa vào các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP thì doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp có vốn điều lệ nhiều hơn 100 tỷ VNĐ hoặc có số lượng người lao động trên 300 người.

Tiêu chí để xác định một doanh nghiệp có phải doanh nghiệp lớn không là vốn điều lệ và số lượng người lao động.

Xác định quy mô doanh nghiệp lớn dựa vào đâu?

2. Đặc điểm của doanh nghiệp lớn

- Hoạt động của doanh nghiệp lớn trên thị trường mang tính ổn định, tăng trưởng đều và ít biến động. Tuy nhiên, đây cũng là một con dao hai lưỡi đối với doanh nghiệp lớn. Nếu như doanh nghiệp vừa và nhỏ có độ linh hoạt cao hơn khi dễ dàng thích nghi với những biến động của thị trường thì doanh nghiệp lớn có thể sẽ gặp nhiều khó khăn để làm chủ hoạt động kinh doanh của mình.

- Với ưu thế về quy mô tài chính và nguồn nhân lực, doanh nghiệp lớn thường tham gia vào hầu hết các ngành nghề trong nền kinh tế để tìm kiếm lợi nhuận. Một số ngành nghề kinh doanh trọng yếu của quốc gia như công nghiệp nặng, khai khoáng, may mặc, bảo hiểm…

Về dịch vụ, các doanh nghiệp thường tập trung vào các lĩnh vực như điện lực, ngân hàng, vận tải, viễn thông… Các ngành nghề trên đều yêu cầu số vốn ban đầu tương đối lớn, đòi hỏi trình độ lao động tay nghề cao, số lượng lớn... những lợi thể tập trung hết ở một doanh nghiệp lớn.

- Chu kỳ kinh doanh của các doanh nghiệp lớn thường diễn ra đều đặn và có độ ổn định cao, trong khi doanh nghiệp vừa và nhỏ có chu kỳ kinh doanh theo mùa, chớp thời cơ nhanh chóng và không ổn định.

- Các sản phẩm của các doanh nghiệp lớn là các sản phẩm rất quan trọng trong nền kinh tế, do đó, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lớn là rất cao. Đóng góp một lượng to GDP trong kinh tế của đất nước.

- Điều hòa, ổn định lại nền kinh tế:

+ Khi nền kinh tế gặp khủng hoảng thì các doanh nghiệp lớn luôn là người tiên phong và là đầu tàu vững chắc trong nền kinh tế quốc gia.

+ Các công ty và các doanh nghiệp lớn luôn tạo nên sự phát triển kinh tế đồng đều và lâu dài giúp cho nên kinh tế luôn giữ được mức ổn định và làm giảm bớt các biến động kinh tế.

Các doanh nghiệp lớn thường gặp phải sự cạnh tranh của các doanh nghiệp lớn trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài. Thị trường hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp lớn trải dài từ thành thị đến nông thôn.

3. Vai trò của doanh nghiệp lớn

Doanh nghiệp lớn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, doanh nghiệp lớn giữ vai trò chủ đạo do nắm giữ những ngành nghề kinh doanh mang tính chất độc quyền, then chốt.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước nên thông qua các doanh nghiệp này, Nhà nước còn tiến hành điều chỉnh một số những khiếm khuyết của nền kinh tế.

Mặc dù Quốc hội và Chính phủ có nhiều chính sách, quy định khuyến khích phát trển các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng không thể phủ nhận rằng, doanh nghiệp lớn vẫn không ngừng nâng cao vai trò đối với nền kinh tế.

Theo cách phân loại của Việt Nam, hiện nay thì doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 7% tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế, nhưng 7% các doanh nghiệp đó lại nắm giữ những ngành nghề, lĩnh vực quan trọng cũng như một khối lượng vốn rất lớn của cả nước.

Lợi nhuận và doanh thu của doanh nghiệp lớn là nguồn thu lớn của ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp lớn đem lại rất nhiều của cải cho nền kinh tế, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động và cung cấp mức thu nhập ổn định cho đại bộ phận người lao động của họ. Nếu doanh nghiệp lớn phát triển thì đồng nghĩa với nền kinh tế của đất nước càng lớn mạnh.

4. Các câu hỏi có liên quan

Một số doanh nghiệp lớn ở Việt Nam?

Một số doanh nghiệp lớn ở Việt Nam hiện nay là Công ty TNHH Samsung Electronics Thái Nguyên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Vingroup - Công ty CP; Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Tập đoàn Vingroup - Công ty CP, Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động, Công ty CP Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji…

Điểm khác biệt giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ?

- Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

- Tổng nguồn vốn đầu tư.

- Số lượng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm.

- Tổng doanh thu hàng năm.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết giới thiệu về doanh nghiệp lớn là gì. Nội dung bài viết giới thiệu khái niệm doanh nghiệp lớn là gì, tiêu chí để xác định một doanh nghiệp có phải là doanh nghiệp lớn không, đặc điểm của doanh nghiệp lớn, vai trò của doanh nghiệp lớn và liệt kê một số doanh nghiệp lớn hiện nay ở Việt Nam. Nếu trong quá trình tìm hiểu, quý bạn đọc còn có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp hay có quan tâm đến các dịch vụ tư vấn do ACC cung cấp, vui lòng truy cập địa chỉ trang web sau đây: https://accgroup.vn/ để được tư vấn giải đáp thắc mắc một cách chi tiết nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Dạ cảm ơn anh chị đã quan tâm thông tin của ACC, mình có thể liên hệ 1900 3330 gặp nhân viên ACC tư vấn trực tiếp ạ
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo