Doanh nghiệp lỗ mấy năm thì giải thể? (Cập nhật năm 2024)

Hiện nay, trong thời buổi đại dịch Covid-19 diễn ra kéo dài suốt từ năm 2019 đến nay, rất nhiều doanh nghiệp đã và đang chật vật, kinh doanh thua lỗ, thậm chí là phá sản. Do vậy, đứng trước tình trạng lỗ nhiều năm liên tiếp, nhiều doanh nghiệp không biết rằng doanh nghiệp lỗ mấy năm thì giải thế. Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết này, ACC Group sẽ cung cấp tới quý khách hàng một số thông tin cơ bản để giải đáp vấn đề doanh nghiệp lỗ mấy năm thì giải thế.

1. Doanh nghiệp lỗ là gì?

Lỗ hay thua lỗ (loss) là mức chênh lệch mang dấu âm phát sinh khi tổng doanh thu của một công ty nhỏ hơn tổng chi phí của nó. Trong ngắn hạn, khi tổng doanh thu không đủ để trang trải chi phí biến đổi, doanh nghiệp có thể phải rời bỏ thị trường trừ phi nó coi đó là tình thế tạm thời.

2. Giải thể doanh nghiệp là gì?

Giải thể doanh nghiệp (hay giải thể công ty) là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền với điều kiện doanh nghiệp phải đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

3. Các trường hợp phải giải thể doanh nghiệp?

Theo Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2020, các trường hợp phải giải thể theo quy định của pháp luật là:

- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

- Theo quyết định của chủ doanh nghiệp;

- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn sáu tháng liên tục;

- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

4. Doanh nghiệp lỗ mấy năm thì giải thể?

Như đã nêu ở trên, doanh nghiệp chỉ giải thể trong trường hợp theo quy định tại Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2020. Trong những trường hợp giải thể đó, không có quy định về trường hợp bị lỗ. Chính là vậy, không có trường hợp mà doanh nghiệp lỗ mấy năm thì giải thể.

5. Thủ tục giải thể doanh nghiệp?

- Bước 1: Thực hiện thủ tục Đăng bố cáo giải thể. Tại bước này, chủ doanh nghiệp tiến hành đăng bố cáo trên 3 số báo liên tiếp để thông báo công khai nội dung giải thể của doanh nghiệp.

- Bước 2: Thực hiện thủ tục xin xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước và xin đóng mã số thuế của doanh nghiệp. Đây là bước thường phát sinh nhiều hạng mục công việc nhất, trong đó có việc giải trình, bổ sung tài liệu cho mọi yêu cầu của cơ quan thuế liên quan tới nghĩa vụ hoàn tất các thủ tục về thuế trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động trước đó.

- Bước 3: Thực hiện thủ tục xin xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu pháp nhân của doanh nghiệp và hoàn trả chứng nhận mẫu dấu.

- Bước 4: Thực hiện thủ tục đóng cửa hoạt động (giải thể) của doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.

Nói tóm lại, qua bài viết trên, ACC Group đã cung cấp tới quý khách hàng một số thông tin cơ bản về vấn đề doanh nghiệp lỗ mấy năm thì giải thế. Kính mong quý khách hàng đón đọc và ủng hộ bài viết của ACC Group.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo