Doanh nghiệp là gì? Cập nhật 2022
Doanh nghiệp là một trong các nhân tố đóng góp vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước. Bài viết đây sẽ trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp là gì?
1. Doanh nghiệp là gì?
Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp còn định nghĩa các loại doanh nghiệp sau:
- Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.
2.Các loại hình doanh nghiệp
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 có các loại hình doanh nghiệp sau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Công ty cổ phần:
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
- Công ty hợp danh:
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
+ Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
+ Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Doanh nghiệp tư nhân:
+ Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
+ Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
+ Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
3.THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY, THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP:
Bước 1: Chọn loại hình công ty
Có 04 loại hình doanh nghiệp khác nhau (Loại hình cổ phần, Loại hình trách nhiệm hữu hạn, Loại hình hợp danh, Loại hình doanh nghiệp tư nhân)
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Sau khi lựa chọn được loại hình doanh nghiệp để thành lập, các cá nhân, tổ chức cần xác định tên công ty, nơi đặt trụ sở chính, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh,…. Tiếp đó chuẩn bị hồ sơ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn của các thành viên, cổ đông sáng lập công ty;
- Điều lệ công ty phù hợp với loại hình doanh nghiệp đăng ký thành lập.
- Giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền.
Hồ sơ nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời gian hoàn thành: 03 - 05 ngày.
Bước 3: Khắc con dấu công ty
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế công ty tiến hành khắc dấu doanh nghiệp tại các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh khắc dấu.
Thời gian thực hiện: 01 ngày.
Bước 4: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
Nội dung công bố bao gồm các nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
4.Câu hỏi liên quan
4.1. Thời hạn công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Việc công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp được thực hiện đồng thời lúc nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thông tin của doanh nghiệp được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4.2. Mọi loại hình doanh nghiệp đều có tư cách pháp nhân
Không phải mọi doanh nghiệp đều có tư cách pháp nhân, Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
4.3 Viên chức có được quản lý điều hành doanh nghiệp
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Luật Viên chức thì viên chức được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác
Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp quy định: “Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty”.
Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào hiểu được thế nào là Doanh nghiệp. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện. Ngoài ra liên quan đến chủ đề trên bạn đọc có thể tham khảo các bài viết khác như B2B là gì và chiết khấu là gì . Như vậy, bài viết trên đây của Luật ACC đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin giải đáp cùng các vấn đề xoay quanh. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích, cần thiết, giúp cho những ai đang quan tâm đến vấn đề này có thể hiểu rõ hơn.
✅ Kiến thức: | ⭕ Doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ: | ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm |
✅ Zalo: | ⭕ 0846967979 |
✅ Hỗ trợ: | ⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: | ⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Bình luận